Tội và nghiệp Dựa trên đoạn nói về kiếp sống của các nàng du nữ trên bến sông ở Eguchi thấy trong Senjuushô (Soạn Tập Sao), tác phẩm giai thoại Phật giáo có từ đời Kamakura và truyền thuyết Phổ Hiền

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 82 - 85)

Senjuushô (Soạn Tập Sao), tác phẩm giai thoại Phật giáo có từ đời Kamakura và truyền thuyết Phổ Hiền bồ tát đã hóa thân thành gái làng chơi để khai ngộ cho tăng Saigyô..

thương tình cảm hai cô.

Đường đi đến ải Ichiburi rất hiểm trở, biển sóng dữ, ghềnh đá cheo leo, địa danh thật lạ lùng. Bộ hành “không biết cha, không biết con”, mạnh ai lo lấy thân. Chó ngựa là những con vật trung thành mà cũng thây kệ chủ, không theo chân được, phải quay về. Câu chuyện gặp hai cô gái hát rong chỉ có trong Oku no hosomichi nhưng không thấy ghi lại trong Nhật ký tùy tùng của Sora dù ông có lần nhắc đến việc gặp gỡ này ở một chỗ khác. Phải chăng đây là “mộng tưởng” của Bashô trong một đêm ghé Ichiburi? Có thể ông đã kết hợp đoạn này với sự tích ngày xưa tăng Saigyô gặp bồ tát Phổ Hiền hiện xuống qua thân du nữ trên bến Eguchi để giác ngộ cho mình.

Thường thường, người ta cho rằng Bashô dùng thủ pháp mitate ví mình với trăng và các cô hát rong với hoa hagi. Thế nhưng có kẻ lại đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ Bashô ngạo mạn đến thế sao?”. Điều đó đi ngược với bản chất khiêm cung của ông. Hay là Bashô chỉ đơn thuần kết hợp cái đẹp của trăng trên trời và hoa hagi dưói đất là hai vật lẽ ra hoàn toàn cách biệt. Chỉ tả trăng cao như đang gửi ánh sáng đến cho hoa dưới đất thì đấy đã đủ là một phong cảnh đẹp. Hoa hagi xưa nay chỉ đi đôi với nai (shika) chứ không với trăng (tsuki). Trong truyền thống thơ waka, nó lại được xem là nhỏ nhắn, khả ái chứ chưa bao giờ bị đánh giá như thấp hèn. Nếu đem hoa hagi để so sánh với hai cô gái hát rong đi nữa thì phải xem như ánh trăng cao đã soi chiếu hai cô vời cả tấm lòng yêu thương, nhân ái.

Kigo của bài thơ là hagi (hoa thưu, tử đinh hương) chỉ mùa hè.

Phong thư nhờ chuyển về quê

Đoạn 42: Đường Etchuuji: Sông Kurobe, Bãi Nago (Etchuuji: Kurobe gawa, Nago no ura 越中路:黒部川、那古の浦) gawa, Nago no ura 越中路:黒部川、那古の浦)

Nhắc đến sông Kurobe là phải nhắc đến “Kurobe shijuuhachi no se” tức 48 con lạch của nó, ý nói đó là một dòng sông nhiều chi lưu. Ngoài chúng ra, còn phải vượt qua nhiều dòng sông khác nhiều không đếm được chúng tôi mới ra vùng ven biển Nago (thị

trấn Shin-Minato tỉnh Toyama).

Phía trước mặt là Tago (thị trấn Himi tỉnh Toyama), nơi có những buồng hoa tử đằng buông rủ mà thơ xưa từng nhắc tới.Nghĩ rằng tuy không phải giữa mùa xuân mà đang ở vào tiết sơ thu, phong cảnh nơi đây cũng nhiều thi vị, đáng ngắm, nên chúng tôi mới hỏi người địa phương đường đến đó. Thế nhưng họ bảo: “Muốn đi Tago thì từ đây phải dọc theo bờ biển mất 5 “ri” (20km). Nó nằm ở chỗ có đường đi vào bóng núi. Nơi ấy chỉ có vài túp lều xập xệ của dân đánh cá, chắc không ai có thể cho các ông trọ qua đêm đâu!”. Nghe lời bàn ra kiểu đó, chúng tôi đành bỏ ý định đi Tago mà hướng về vùng Kaga (Tỉnh Ishikawa).

早稲の香や分け入る右は有磯海

Wase no ka ya Wake iru migi wa Ariso umi

Ngậm sữa lúa đưa hương Vẹt lối, nhìn bên mặt Kìa, biển Ariso!

Lời Bình:

Bashô vượt sông Kurobe đến bãi biển Nago. Ông định tiến thêm một chút để đến Tago xem nơi có những buồng hoa tử đằng lăn tăn như sóng lượn (fujinami) mà ngưòi xưa ngâm vịnh. Vì lo tối đến ở đó không tìm ra chỗ qua đêm nên đoàn đã đổi hướng để vào đất Kaga. Nói đến cánh đồng lúa bạt ngàn đang chín tới và sự hùng tráng của biển Ariso, tác giả như muốn gửi lời chào đến xứ Kaga, vùng đất ông sắp vào, nơi nổi tiếng trù phú, vựa thóc của Nhật Bản.

Kigo bài thơ là wase (lúa non, lúa lên đòng đòng) chỉ mùa thu. Xin giới thiệu 3 bài thơ xưa liên quan đến 3 địa danh trong đoạn văn:

Nago: Chương 17 của Man.yôshuu có bài nói về cảng này:

港風寒く吹くらし那古の江につま呼びかは鶴さわに鳴く

Minato kaze Samuku fuku rashi Nago no e ni Tsuma yobi ka wa Tazu sawa ni naku Dường như cảng Nago Vì cửa sông gió lạnh

Hạc tụ nhau về đây, Vang vang tiếng gọi bầy

Tago: Chương 19 của Man.yôshuu lại có bài như sau:

担籠の浦の底さえにほう藤波をかざして行かむ見ぬ人のため

Tago no ura no Ura no soko sae ni Hô fujinami wo

Kazashite yukamu (yukan) Minu hito no tame

Trên bến Tago kia

Chòm tử đằng buông lơi, Đáy nước in bóng đẹp. Ta cài hoa trên đầu, Tìm người chưa quen biết.

Ariso: Một “gối thơ xưa” từng được Ôtomo no Yakamochi ngâm vịnh. Chương 17 của Man.yôshuu có bài: かからむとかねて知りせば越の海の有磯の波もみせましものを Kakaramu (ran) to Kanete shiriseba Koshi no umi no Ariso no nami mo Misemashi mono wo Nếu biết trước sự tình, Sẽ ra nông nỗi này, Ít nhất cho người thấy, Sóng ghềnh Ariso, Trên biển Echigo.

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)