Do Fujiwara no Kiyohira 藤原清衡 xây cất lên để tàng trữ 16.000 quyển kinh quan trọng Năm 1337, tầng gác đã bị hỏa hoạn cháy mất.

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 59 - 61)

Takadachi (Cao Quán) là ngôi phủ thành trên đồi cao mà Hidehira ban tặng Yoshitsune. Nơi đây Yoshitsune đã tự sát. Nay hãy còn có dấu tích Gikeidô (Nghĩa Kinh Đường), điện thờ mang tên ông. “Chàng Ba” Izumi no Saburô là người con thứ ba của Hidehira đã tuân theo lời cha, bảo vệ Yoshitsune đến hơi thở cuối cùng (xin xem lại đoạn nói về đền thần Shiogama). Thành Izumi, nơi ông phòng thủ, và dòng sông Koromo lại là sợi giây kết nối nó với thành Takadachi của Yoshitsune cũng như kết nối tình chiến hữu giữa hai người.

Trong đoạn văn, Bashô có ý đặt một tương quan đối nghịch giữa ý chí con người và sự vô tình, sức hủy diệt của thiên nhiên. Theo đó thì con người muốn bảo tồn trong khi thiên nhiên chỉ tàn phá. Con người đã “đặt” tượng, “để” quan quách, “an vị” tượng Phật, “lợp” mái chắn gió che mưa trong khi thiên nhiên làm “phôi pha” màu sắc các trụ đền, làm “phai nhạt” mọi trang trí, làm “sập nát” những bức tường, để cho “cỏ dại mọc tràn lan”... Cuối cùng thiên nhiên đã thắng.

Trong bài thơ thứ nhất, Bashô cho thấy thiên nhiên rất vô tình (cỏ dại mùa hạ xanh tốt bò lan trước mắt ông trên cổ chiến trường) trước những tấn kịch đời người, chôn vùi từ giấc mộng tồn sinh của Yoshitsune, giấc mộng giữ gìn độc lập của hào tộc Fujiwara ở Hiraizumi cho đến giấc mộng công danh của đoàn chiến sĩ. Để ý “tsuwamono domo兵

ども” không những dùng để chỉ các samurai mà còn để chỉ những nghĩa binh chân đất vác giáo theo hầu họ nữa.

Bài thơ thứ hai nhắc đến nhân vật Masuo Juurô Kanefusa, một lão thần của Yoshitsune, từng dưỡng dục bà Kita no Kata, chính thất của chủ. Sau khi chứng kiến cái chết của vợ chồng chủ quân, Kanefusa đã phóng hỏa ngôi thành và dũng cảm lao vào lửa. Hoa “mão” màu trắng nở đầy trước mắt và rung rinh trong gió đã làm Sora nhớ đến mái tóc bạc rối bời, khăn bịt đầu và áo khoác cũng toàn màu trắng của Kanefusa tỏ rõ quyết tâm phấn đấu trong cuộc chiến cuối cùng.

Bashô tự hỏi có phải quan quách của ba đời hào tộc Fujiwara (Kiyohira, Motohira, Hidehira) nằm trong điện Hikaridô không bị tiêu hủy với thời gian là nhờ những trận mưa dầm mùa hạ qua mấy trăm năm đã biết tỏ lòng thương tiếc mà tránh rơi trên mái điện hay không. Để ý đến lối chơi chữ số trong suốt đoạn văn: “nhị đường”, “tam tôn”, “tam tướng”, “ngũ nguyệt vũ”, “tứ điện”, “thất bảo”, “thiên niên” ... được nhắc khéo trong nguyên văn để tăng phần trang trọng khi kể chuyện.

Kigo 2 bài thơ của Bashô là natsukusa (cỏ mùa hạ) chỉ mùa hạ, samidare (mưa tháng 5) cũng vậy. Còn kigo bài thơ của Sora là hoa u no hana (hoa “mão”) chỉ mùa hạ.

Mùa thu ở Hiraizumi

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)