và sồi cổ mọc um tùm. Đất và đá đã nhuốm màu rêu phong, mười hai cái điện con xây trên nền đá đều đóng cửa im lìm, không có lấy một tiếng động.
Khi thì đi vòng theo mặt ghềnh, khi thì bò trên đá, ta tới được chánh điện để chiêm bái. Cảnh sắc chung quanh vô cùng đẹp đẽ và thanh tĩnh làm ta không khỏi ngạc nhiên. Lạ thay, mọi thứ vướng bận lòng trần đều như giũ sạch.
静かさや岩に浸み入る蝉の声
Shizukasa ya Iwa ni shimiiru108
Semi no koe
Tịch mịch quạnh hiu sao, Rền rĩ tiếng ve sầu. Như thấm vào thớ đá
Lời Bình:
Sở dĩ Bashô đến thăm Ryushakuji (nay đọc lả Risshakuji) vì nghe theo lời khuyên của Seifuu.Lên đến trên núi, ông cảm thấy lòng lắng dịu, cả tiếng ve ran như làm tăng thêm sự thanh tĩnh của nơi đó109.Chính ra lúc Bashô đặt chân đến chùa này, chỉ mới đầu mùa ve (sơ thiền) nhưng ông đã cường điệu như thế để tăng thêm hiệu quả sự tịch mịch của cảnh vật.
Jikaku Daishi (Từ Giác đại sư, 794-864) vốn người đầu đời Heian, là một cao tăng phái Tendai (Thiên Thai), pháp danh Ennin 円仁(Viên Nhân). Đệ tử của khai tổ Saichô最澄
(Tối Trừng), ông từng đi qua nhà Đường vào thời pháp nạn bên đó và để lại cuốn du ký nổi tiếng “Nhập Đường cầu pháp tuần lễ hành ký”. Đại sư đã tạo nên cơ sở cho sự phồn vinh của Hieizan, ngôi chùa có thực lực chính trị nhất đương thời. Con số chùa ông xây trên toàn quốc rất nhiều.
Trong phiên bản đầu tiên, Bashô đã viết là shimitsuku (tiếng ve thấm tới đá) nhưng sau ông sửa thành shimiiru (đi vào trong đá), như khoan cả đá, ngữ khí mạnh hơn. Tuy không phản ánh sự thực nhưng đã tạo nên một không khí nhuốm màu Thiền.