Gió thu qua Komatsu, Vùng đất mang tên đẹp, Bẹp hagi, lau bạc.
Lời Bình:
Người học trò yêu của Bashô quê ở Kanazawa là Kosugi Isshô 小杉一笑(Tiểu Sam Nhất Tiếu, 1653-1688), làm nghề buôn trà nên còn có tên là Chaya Shinshichi 茶屋真 七, cả đời ngưỡng mộ nhưng chưa một lần được gặp mặt thầy. Ông vốn là một nhà thơ ưu tú trong vùng. Không đợi được thầy đến thăm, đã qua đời sớm ở tuổi 36. Trước cái chết của người học trò, Bashô đã có một bài thơ dọng điệu thống thiết nhưng nhìn kỹ thì chúng ta không thấy ông cường điệu chút nào.
Kể cả bài thơ ai điếu, 4 bài thơ nói trên đều có liên quan đến mùa thu. Trong waka, gió thu thường được dùng để nói lên một trạng thái “tĩnh”, riêng ở đây, Bashô đã dùng theo nghĩa “động”. Đó là một điều hiếm có.
Về núi U no hanayama, nó còn có tên là núi Genji, một nơi nổi tiếng về trăng và tuyết, từng là đối tượng của thơ Man.yôshuu. Đèo Kurikala (Câu Lợi Già La), một cái tên nghe như trong kinh Phật lại là nơi từng xảy ra trận đánh quyết liệt giữa hai nhà Genji và Heike. Ở thung lũng hòn núi, năm 1183, tướng Genji là Kiso Yoshinaka đã dùng hỏa công (buộc đuốc vào sùng bò) để phá tan 7 vạn quân Heike của tướng Taira no Koremori.
Komatsu (Tiểu Tùng) là một địa danh gần Kanazawa, vừa có nghĩa là “cây tùng con”, vừa là tên của loại rau cải komatsu (komatsusai). Không hiểu ở đây Bashô có nhân đó mà nói đến cái chết của Kosugi (Tiểu Sam, cây tuyết tùng con) Isshô hay không?
Akikaze (gió thu, bài 1 và bài 3), akisuzushi (hơi mát mùa thu, bài 2) và hagi susuki (hoa hagi và cây lau, bài 4) đều là kigo của mùa thu.
Đoạn 44: Đền thần đạo Tada (Tada Jinja 多太神社). Mũ trụ của Sanemori :