Tấm bia Tsubo nằm ở thành Taga thuộc thôn Ichikawa. Bia Tsubo này chiều cao có lẽ khoảng 6 shaku (ước độ 2m), bề ngang khoảng 3 shaku (0,98 cm). Mặt trước tấm bia đã bị rêu phủ kín mít, chữ trên bia hầu như do rêu khắc nên, chỉ đọc được mang máng. Trước tiên, nó nhằm qui định khoảng cách bốn bên khu vực của nước Nhật. Sau có ghi rằng “Thành này vốn do chức án sát sứ kiêm trưởng quan Phủ chinh phạt Đông Di (ám chỉ người Ezo) là ngài Ôno no Ason Azumahito đã cho dựng lên vào năm Jinki nguyên niên (724). Đến năm Tenpyô Hôji thứ sáu (762), nó lại được quan tham nghị lãnh chức tiết độ sứ của hai vùng Tôkaidô (Đông Hải Đạo) và Tôsandô (Đông Sơn Đạo) cũng là trưởng quan Phủ chinh phạt Đông Di tu bổ và cho dựng bia đá. Ngày tháng được khắc lên đó là mùng một tháng 12. Như thế, việc xây dựng thành này xảy ra vào đời Thiên hoàng Shômu (Thánh Vũ, 701-756) vậy.
Phải biết là những nơi nổi tiếng bao lần được nhắc tới trong các áng thơ xưa so với thực tế hầu hết đã bị hủy hoại. Núi sụt lở67, sông đổi dòng, đường lệch hướng, đá bị đất lấp khuất, cây cối thì cây mới đã mọc lên thế cho cổ thụ.Thời đại đổi thay như vậy nên những danh sở cựu tích không nơi đâu còn được nhận ra rõ ràng68. Riêng tấm bia Tsubo này là kỷ vật của một nghìn năm về trước. Ta bèn hiểu được tâm tình của ngưòi xưa đã cảm động mà đề vịnh khi đứng trước tấm bia. Thế rồi, quên đi tất cả những lợi ích, niềm vui được sống để có ngày nay cũng như bao lao khổ dọc đường, ta rưng rưng muốn trào giọt lệ69.
Lời Bình:
Bia thành Taga chỉ được đào lên từ lòng đất vào đầu đời Edo nhưng thiên hạ đã đồng hóa nó với tấm bia gọi là Tsubo no ishibumi vốn được nhắc đến nhiếu lần trong cổ thi nên mới sinh ra nhiều sự hiểu lầm. Hai tấm bia ấy thực ra là vật khác nhau. Dù vậy người đương thời cứ tin chắc là tấm bia được đào lên chính là tấm bia được nói dến 67 Lý Bạch: Địa băng sơn tồi, tráng sĩ tử (Thục đạo nan)