tượng ngắm lúc ban ngày, nó cũng có một thi vị khác.
Ta trở lại bờ biển Matsushima và kiếm chỗ trọ. Chỗ kiếm được là căn gác hai của một ngôi nhà cửa sổ mở nhìn thẳng ra khơi. Từ đó có thể nhìn toàn bộ phong cảnh ban đêm của Matsushima.Lúc ấy ta cảm thấy tràn trề một cảm giác thần bí của người trên bước đường du lịch được yên nghỉ trong sự che chở của thiên nhiên86.
松島や鶴に身を借れほととぎす
Matsushima ya, Tsuru ni mi wo kare Hototogisu
Cuốc ơi, xin nhớ nhé, Đến Matsushima,
Hãy mượn thân chim hạc87
Sora đã vịnh bài thơ nói trên, còn ta thì quá xúc động trước phong cảnh Matsushima nên không viết thành câu. Lại định nằm xuống dỗ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được. Khi ta rời Am Bashô ở Edo, người bạn thân là Yamaguchi Sodô88 có biếu bài thơ chữ Hán nói về Matsushima thay quà tiễn biệt. Ngoài ra Hara Anteki89 cũng tặng một bài waka chủ đề cây tùng ở Urashima. Trằn trọc không sao ngủ, ta mới mở túi xách đi đường của nhà tu (zudabukuro = đầu đà đại) lấy chúng ra xem để làm bạn trong đêm.Túi ấy còn đựng cả mấy câu hokku của hai người học trò ta là Sampuu và Jokushi90
(Trọc Tử) nữa.
Lời Bình:
Tuy Matsushima là nơi có dấu tích tọa nhiền của nhà sư Ungo (Vân Cư) nhưng cái lôi cuốn Bashô hơn cả là cuộc sống ẩn dật của những kẻ lánh đời cất am trên đó.
Khi đêm đến, con trăng leo lên bầu trời. Ấy là con trăng làm bạn với người lữ khách, con trăng của Matsushima, nó đã ám ảnh ông tự buổi lên đuờng (xem đoạn mào đầu). Bashô bảo phong cảnh thật tuyệt nên không nói nên lời thành thử Sora đã thay ông làm việc đó. Lại có giai thoại câu thơ “Matsushima ya, a a Matsushima ya, Matsushima ya” (Ôi Matsushima, chao ôi Matsushima, ôi Matsushima) để nói lên sự bất lực của nhà thơ khi muốn diễn tả phong cảnh chốn này nhưng thực ra nó chỉ là một ngụy tạo của người đời sau với mục đích quảng cáo du lịch. Có lẽ vì trong tác phẩm Zanzoshi (Tam sách tử) của các học trò ông cho biết: “Tôn sư quá xúc động khi đứng trước Matsushima, người 86 Ngủ trên bến nước là một cái thú. Cổ thi có câu: Kim dạ cố nhân giang thượng túc (Giang vũ)