Thơ Bạch Lạc Thiên: Nguyệt chiếu bình sa, hạ dạ sương (Nguyệt dạ, trong Hòa Hán lãng vịnh tập)

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 98 - 102)

Tsuki kiyoshi Yugyô no moteru Suna no ue

Ánh trăng đêm trong vắt Chiếu lên trên sân cát, Các thầy bao đời khuân.

Quả như lời ông chủ nhà trọ đoán không sai, qua hôm 15, trời lại mưa.

明月や北国日和定めなき

Meigetsu ya Hokkoku biyori Sadame naki

Uổng cho ánh trăng rằm, Đất Bắc mưa hay tạnh, Nào ai biết trước đâu!

Lời Bình:

Cây cầu Asamudzu đã xuất hiện trong tác phẩm cổ điển Makura no Sôshi (Ghi nhanh bên gối, ra đời khoảng năm 1000) của nữ học sĩ Sei Shônagon (tên thật, năm sinh và mất đều không rõ) khi bà đánh giá: “Nói về cầu thì phải nói đến cầu Asamadzu!”. Hai địa danh Đèo Yuno-o và Thành Hiuchi đều là di tích bãi chiến trường của đại tướng Minamoto (Kiso) no Yoshinaka (1154-1184) trong cuộc tranh phong giữa hai binh đoàn Genji với Heikei. Điều ấy cho thấy lòng kính mến Kiso Yoshinaka nơi Bashô là một tình cảm rất đặc biệt (khi chết, ông đã được chôn trong khuôn viên chùa Gichuuji (Nghĩa Trọng Tự), nơi thờ Yoshinaka.

Nàng Tomoe Gozen, mãnh tướng và ái thiếp của Yoshinaka

Đền Kehi là thần cung nổi tiếng số một vùng Việt châu (bao gồm 3 xứ Việt là Echizen, Etchyuu và Echigo). Trước đền có một bãi cát trắng mà ánh trăng thanh chiếu lên trên đó như đã làm cho nó gột sạch bụi trần. Bãi cát này dính liền với sự tích Ta-a Shônin (Tha A thượng nhân, 1237-1319) vị tổ thứ hai của Thì Tông (Jishuu) phái Jôdo (Tịnh Độ) mà giáo chủ thứ nhất là tăng Ippen (Nhất Biến, 1239-1289), tục gọi là Du Hành thượng nhân vì ông đi rât nhiều nơi. Khi nói đến việc Ta-a Shônin từng khiêng cát phủ sân đền, Bashô muốn tỏ lòng tôn kính đối với cái đại chí của mười mấy đời cao tăng du hành phái Tịnh Độ Thì Tông.

Kigo của bài thứ nhất là tsuki (trăng), kigo bài thứ hai là meigetsu (trăng rằm), đều chỉ mùa thu.

Xin giới thiệu 3 bài thơ xưa liên quan đến các địa danh vùng này:

Tamae: Hoa lau và trăng trên dòng sông này rất nổi tiếng. Có bài thơ trong Kokin Wakashuu (Cổ kim Hòa ca tập, phần thơ lữ hành) nói đến nó.

夏刈りの葦の仮寝もあわれなり玉江の月の明け方の空 Natsu kari no Ashi no karine mo Aware nari Tamae no tsuki no Akegata no sora Gốc lau cắt hồi hè,

Còn trơ, lòng thêm thương. Tr

Khi trời đêm về sáng,

Chiếu người ngủ dọc đường.

Tác giả chơi chữ: Karine có hai nghĩa “gốc lau bị cắt” và “ngủ gật” ý nói “ngủ tạm trên bước hành trình”.156

Uguisu no seki: Ngày Bashô qua đây, trạm gác đã bị hủy bỏ. Nó là đối tượng của một bài thơ thấy trong tập giới thiệu các thắng cảnh nhan đề Meisho Hôgakushô (Danh sở phương giác sao) của nhà thơ Sôgi (Tông Kỳ):

鶯の鳴きつる声にしきられて行きもやられぬ関の原かな

Uguisu no Nakitsurukoe ni Shikirarete Yuki mo yararenu Seki no hara kana

Tuy chẳng phải người canh. Cửa Uguisu

Con oanh kia khéo hót, Trên cánh đồng bên ải, Đủ cản bước người đi

Kaeruyama: Kokin Wakashuu, phần thơ Biệt ly có bài nói về ngọn núi này:

かえる山ありとは聞けど春霞たち別れなば恋しかるべし Kaeruyama Ari to wa kikedo Harugasumi Tachi wakarenaba Koishikaru beshi Ta nghe có ngọn núi Kaeruyama.

Nên sương xuân vừa dậy, Lòng của kẻ đi xa,

156 Xin tham khảo bài 88 của bà Betto Kôkamon trong Hyakunin Isshu (NNT đã dịch và đưa lên mạng): Naniwa-e no / Ashi no karine no / Hitoyo yue / Mi wo tsukushite ya / Koiwataru beki/. Tuy không phải là Naniwa-e no / Ashi no karine no / Hitoyo yue / Mi wo tsukushite ya / Koiwataru beki/. Tuy không phải là một đốt (一節hitoyo) rễ lau cắt (刈根karine) trên cửa sông Naniwa nhưng vì lỡ ngủ trọ (仮寝karine) một đêm (一夜hitoyo) cho nên mình phải mất cả thân danh (身を尽くしmi wo tsukushi) để trọn mối tình như cọc phao (澪標miotsukushi) cắm ở giữa giòng nước. Tạm dịch: Bến nước ngàn lau xanh / Chỉ một đêm ngủ đỗ / Thế mà trọn đời mình, / Tương tư bao nhiêu khổ .

Ai chẳng nhớ quê nhà!

Kaeruyama (Quy Sơn) hàm ý “quy cố hương” nói lên nỗi buồn xa quê.

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)