Đoạn 37: Dewa tam sơn: Gassan và Yudonoyama (Gatsan,

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 71 - 72)

Yudonoyama 出羽三山:月山、湯殿山)

Mùng 8 tháng 6, chúng tôi lên ngọn Gassan. Quấn trên cổ chiếc vòng bằng vỏ cây dâu làm giấy (kôzo = paper mulberry) làm vật trừ tà, đầu bịt khăn hôkan (khăn của nhà tu bằng vải trắng), nhờ một anh hướng đạo tên Gôriki (Cường Lực) dẫn đường, cả đoàn nhắm đỉnh núi tiến lên. Vì mây che sương phủ nên chúng tôi phải đạp lên băng tuyết đi mất hơn 8 “ri” (30 km). Càng đi càng thấy nơi đây giống cái ải mây được đặt ra kiểm soát đường qua lại của mặt trời mặt trăng. Hơi thở như muốn đứt, thân thể lạnh cóng, mãi mới đến được tới đỉnh. Mặt trời lặn dần và vầng trăng nhú lên.Trong túp lều của người leo núi, chúng tôi trải lá tre lùn làm giường và gộp mấy ông trúc thay gối nằm

tạm, chờ cho ngày rạng sáng. Rốt cuộc, mặt trời lên cao, mây tan đi, chúng tôi xuống phía ngọn Yudono bên cạnh.

Dọc đường, ở một góc núi thấy có một mái nhà nhỏ mang tên Tajikoya (Lều thợ rèn). Nhớ xưa, đất Dewa này có nguời thợ rèn tên gọi Gassan vì muốn kiếm nước thiêng nên đã lần mò đến đây, dùng nó tẩy uế tâm hồn và thân thể để rèn đao kiếm quí .Rốt cuộc người đó đã đúc được thanh bảo kiếm Gassan (Nguyệt Sơn), được đời khen ngợi. Nó làm ta nhớ lại truyện bên Trung Quốc thời cổ, có cặp vợ chồng người đúc kiếm lao khổ dùng nước thiêng ở suối Long Tuyền để làm ra hai thanh Can Tương và Mạc Da117. Lòng ta càng thêm thấm thía sự nỗ lực của con người trên con đường phát triển nghệ thuật.

Vừa ngồi xuống tảng đá để nghỉ ngơi đôi chút, mắt ta chợt thấy có một cây anh đào nhỏ, cao không hơn 3 “shaku” (1m), hoa đang hé nụ nửa chừng. Dù chôn vùi trong tuyết giá giữa chốn thâm sơn này mà cây anh đào muộn (osozakura) này vẫn bền bĩ làm sao, quyết ra hoa mỗi độ xuân về. Trong ngôn ngữ nhà Thiền có câu “viêm thiên mai hoa” nghĩa là hoa mơ nở thêm giữa mùa hè118. Cây anh đào đang nở hoa và tỏa hương trước mắt ta thật có khác chi.

Ta lại nhớ tâm tình của vị cao tăng là ngài Gyôson Sôjô (Hành Tôn tăng chính)119 vào cuối đời Heian khi bất ngờ bắt gặp cây anh đào ra hoa trên ngọn Ômine (chốn linh địa của các du tăng, thuộc tỉnh Nara) đã có thơ vịnh về nó120. Nhân thế mà ta thấy những đóa anh đào đang hé nụ trước mặt mình càng đẹp thêm gấp bội.

Ta không rõ chuyện trong núi Yudonoyama bởi vì qui luật của tăng du hành là kín tiếng, kín miệng. Xin dừng bút ở đây, không viết thêm gì về nó nữa.

Thế rồi, khi về đến nhà trọ ở Minamidani, thể theo lời yêu cầu của thầy Egaku, ta có viết mấy bài thơ ngắn nói lên cảm tưởng cuộc thăm viếng tam sơn:

涼しさやほの三日月の羽黒やま

Suzushisa ya Hono mikadzuki no Haguroyama Ôi mát mẻ làm sao,

Trăng liềm buông ánh nhạt,

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)