Sau khi đến viếng hòn đá dùng để in vải, chúng tôi hướng lên phía bắc, vượt qua bến đò Tsukinowa trên sông Afukumagawa (đọc theo cách ngày nay là Abukumagawa),tiến về phía khu nhà trạm Senoue (thuộc tỉnh Fukushima bây giờ). Đi khoảng một “ri” rưỡi (6 km) về phía tay trái thì thấy chênh vênh bên sườn núi di tích tòa thành cũ của tướng Satô Motoharu.Nghe nói nơi đó là Saban.o thuộc thôn Iidzuka. Vừa đi vừa hỏi thăm ngưòi ta mới đến được ngọn đồi nhỏ có tên Maruyama (hay là Tateyama). Nơi đây có di tích thành quách của Motoharu, gọi là thành Maruyama. Xưa thành này nằm ở Sabano.o cơ.
Dưới chân núi Maruyama hãy còn dấu vết cổng chính đưa vào thành.Vừa dạo quanh, ta vừa nghe họ giảng giải, cảm động nhớ việc xưa, phải ráng cầm nước mắt. Lại nữa, gần bên cổng ấy có ngôi chùa Rurikôzan Iôji (Lưu Ly Quang Sơn Y Vương Tự ) thờ phượng hương linh họ Satô. Trong sân chùa hãy còn bia mộ cả gia đình ông.
Trong đám ấy, dấu tích bia mộ hai người vợ của anh em Tsugunobu và Tadanobu56 đã khơi trong ta niềm thương cảm hơn cả. Dù phận chân yếu tay mềm, họ để lại được tiếng thơm trong sử sách và làm ta không sao ngăn dòng lệ nghẹn ngào. Đứng trước mặt người mẹ chồng và để an ủi cụ, hai bà từng mặc giáp trụ, thay mặt các đấng phu quân đã tử trận, diễn cái cảnh khải hoàn trong tưởng tượng của hai người chồng mà mẹ già sẽ không bao giờ được thấy. Người ta nói bên Trung Quốc có Trụy Lệ Bi57 nghĩa là tấm bia đá ai đi qua đó cũng không cầm được nước mắt. Thì nay ta tưởng như tấm bia ấy đang thực sự hiện ra trước mắt mình.
Vào bên trong chùa, ta được mời dùng trà. Nơi đây người ta có gìn giữ như bảo vật như thanh trường kiếm của Yoshitsune và cái tráp đeo lưng của Benkei. (Ta bèn có thơ