Đoạn 29: Ishinomaki (Ishinomaki 石巻), bến cảng phồn vinh.

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 53 - 57)

Vào ngày 12 tháng 5, chúng tôi rời Matsushima nhắm hướng Hiraizumi. Từng biết có những thắng cảnh như Cây tùng Aneha (thị trấn Kurihara tỉnh Miyagi) và Chiếc cầu Odae (thị trấn Furukawa) là những “gối thơ” gần đấy, chúng tôi đã mượn một con đường vắng vẻ chỉ có thợ săn và tiều phu lui tới để tìm đến. Thế nhưng chẳng bao lâu hoàn toàn bị mất hướng và lựa nhầm một con đường khác, nhờ đó tình cờ đến được một bến cảng tên gọi Ishinomaki.

Kinkazan94, hòn đảo mà thơ phú ngày xưa ca tụng nơi ấy hoa nở thành vàng hiện ra lờ mờ ở ngoài khơi. Năm Tenpyô 21 (749), người ở đấy đã đem vàng (từ các mỏ vàng) sản xuất ở đấy dâng lên triều đình. Vì trong thơ Ôtomo no Yakamochi có câu “Kogane hana saki” (Hoa nở thành vàng) nên mới có địa danh ấy.

Trong lòng vịnh Ishinomaki, hàng trăm chiếc thuyền chở hàng đang neo, còn trên bãi biển bao nhiêu ngôi nhà mọc san sát bên nhau, từ đó những đợt khỏi thổi cơm bay lên

94 Kinkazan金華山, hòn đảo ngoài khơi tỉnh Miyagi, diện tích 9km2, cao khoảng 445 m. Đã được nhắc đến trong một bài thơ khánh hạ của Ôtomo Yakamochi(Đại Bạn Gia Trì, 大伴家持, 716?-785) thi nhân đến trong một bài thơ khánh hạ của Ôtomo Yakamochi(Đại Bạn Gia Trì, 大伴家持, 716?-785) thi nhân thời Vạn Diệp khi các bộ tộc miền Bắc đến dâng vàng cho Thiên hoàng Shômu. Bài thơ nói về “những đóa hoa bằng vàng” nở trên núi Michinoku 陸奥山mà người ta tưởng lầm là Kinkazan.

không ngớt. Không hề mơ tưởng đến được một thị trấn như thế này nên chúng tôi rất xúc động!

Đi kiếm chỗ trọ nhưng chẳng ai cho qua đêm. Cuối cùng chúng tôi đành phải chờ trời sáng trong một túp lều hoang. Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trên một tuyến đường mình hoàn toàn xa lạ. Nhìn hướng Bến đò Sode (nay là xóm Kitamachi của Ishinomaki), Cánh đồng thả ngựa Obuchi (nay là cảng của Ishinomaki) Đồng cỏ tranh Mano (khu Mano của Ishinomaki) đằng xa, chúng tôi đi dọc theo con đê dài ngút mắt bên bờ sông Kitagami.

Sau đó lòng đầy lo lắng, chúng tôi đi men một cái chuôm dài để cuối cùng nhận ra nơi tên gọi Toima (xóm Toyoma thị trấn Tome). Sau khi ngủ lại một tối ở đây, chúng tôi mới lên đường đến được Hiraizumi. Đoàn chúng tôi hẳn đã vượt đến trên hai mươi “ri”(khoảng 80km).

Lời Bình:

Bashô cho biết đoạn đường từ Matsushima đến Hiraizumi không dễ dàng chút nào cho hai thầy trò. Nó đầy những “gối thơ” mà hai người lại không rõ đường đất nên cực kỳ khổ sở. Giữa đường, sự tình cờ xui khiến, ghé được một thị trấn chuyên buôn bán cá sầm uất gọi là Ishinomaki và họ không khỏi ngạc nhiên.

Bảo Kinkazan (Kim Hoa Sơn) sản xuất vàng thì không đúng, lỗi của người đời sau truyền lại sai. Thực ra nơi ấy nằm bên cạnh đền thần đạo Koganeyama (Hoàng Kim Sơn) ở xóm Wakuya quận Tôda.

Lại nữa, không như Bashô viết, từ Ishinomaki người ta không thể nào nhìn thấy Kinkazan dù là từ xa. Một là ông nhầm với một ngọn núi khác bao quanh vùng, hai là ông muốn nhân đó, đưa sự tích bài thơ của Ôtomo Yakamochi về việc xưa kia người vùng Đông Bắc dâng vàng cho triều đình, thấy trong Man.yôshuu (Vạn Diệp Tập). Bashô bảo không ai cho ngủ qua đêm, thiếu thông tin, còn đi nhầm đường vv...nhưng trên thực tế, không hề có chuyện thiếu chuẩn bị đến như thế và người địa phương còn rất tốt bụng. Tuy có chuyện giữa đoạn đường đến Ishinomaki, ông ghé nhà dân xin nước uống và bị từ chối (nhật ký Sora cũng chép chuyện này) nhưng lại có chuyện một nguời samurai đứng tuổi tên là Imai Genta Zaemon cho nước nóng và cả hai đã qua đêm ở một nhà trọ tươm tất thay vì một túp lều hoang. Sáng hôm sau chủ nhà trọ lại tiễn chân thầy trò thêm một thôi đường.

Bashô xem việc thầy trò ông đặt chân lên Ishinomaki là một sự tình cờ nhưng đó chỉ là thâm ý trong lối hành văn. Thực ra, đi với một người tùy tùng vốn am hiểu đường đất như Sora, đó là việc không thể có.

Dù sao, Bashô có vẻ cố ý xóa đi dấu vết những chi tiết tốt đẹp của Ishinomaki. Tại sao? Giữa hai đỉnh cao của tác phẩm là Matsushima và Hiraizumi, ông không muốn “nói tốt” và “nói nhiều” cho địa điểm trung gian là Ishinomaki. Làm như thế, Matsushima và

Hiraizumi sẽ bị chìm đi. Có thể đây là nét đặc biệt trong cách cấu tứ và dàn dựng của Bashô.

Tuy không được nói đến nhiều, Ishinomaki cũng có công dụng của nó. Như trong tuồng Nô, có những tuồng Waki-Nô mà vai phụ (waki) lại đóng vai trò quan trọng hơn vai chính.Ví dụ tuồng Funa Benkei 船弁慶 (Benkei trên thuyền) thì người hầu cận của Yoshitsune là Benkei đóng vai chính chứ không phải ông.

Về những gối thơ, xin lần lượt giới thiệu:

Aneha no matsu (Cây tùng Aneha) là “gối thơ” liên hệ đến đoạn thứ 14 trong truyện thơ Ise Monogatari. Ane 姉còn có nghĩa lả “người chị”:

栗原の姉歯の松の人ならば都のつとにいざと言わましを Kurihara no Aneha no matsu no Hitonaraba Miyako no tsuto ni Izato iwamashi o Cây tùng Aneha Đồng Kurihara

Nếu biết đi như người, Sẽ dắt theo ta cùng Về đến tận kinh đô.

Odae no hashi (Cầu Odae) đã tạo nên nguồn cảm hứng cho một bài thơ tình trong Goshuui Wakashuu (Hậu thập di Hòa ca tập). Theo tự dạng, Odae 緒絶là “đứt dây” hay “tuyệt mệnh”.

みちのくの緒絶の橋やこれならむ踏みみ踏まずみ心惑わす

Michinoku no Odae no hashi no

Hashi ya kore naramu (naran) Fumi mi fumazu mi

Kokoro madowasu Cầu tên Odae Vùng Michinoku

Cầu đứt dây, tuyệt mệnh Nên bước qua hay không, Lòng còn đang do dự.

Sode no watari (Bến đò Sode) cũng là nguồn cảm hứng cho một bài thơ tình khác trong Shin-Goshuui Wakashuu (Tân-Hậu thập di Hòa ca tập). Sode 袖có nghĩa là “ống tay áo” thường để chấm nước mắt:

みちのくの袖の渡りの涙川心の中に流れてぞすむ .Michinoku no Sode no watari no Namidagawa Kokoro no uchi ni Nagarete zo sumu Bến đò tên Sode Vùng Michinoku Đưa qua sông nước mắt Đang chảy trong lòng ta, Lặng lẽ không thành tiếng.

Obuchi no maki (Đồng cỏ thả ngựa Obuchi) liên quan đến một bài tạp thi trong Gosen Wakashuu (Hậu tuyển Hòa ca tập). Theo tự dạng chữ Hán, o 尾là “cái đuôi”:

みちのくの尾ぶちの駒も野飼うには荒れこそまされなつくものかは

Michinoku no Obuchi no koma mo Nogau ni wa

Are koso masare Natsuku mono ka wa Thả ngựa con cho ăn, Trên đồng Obuchi, Vùng Michinoku,

Theo đuôi, chúng hoang dại, Đâu biết nhớ hơi nguời.

Mano no kayahara (Đồng cỏ tranh Mano) đã gợi nên tứ thơ cho một bài trong Man.yôshuu (Vạn Diệp Tập, quyển 3) như sau:

みちのくの真野の萱原遠けどもおもかげにして見湯ゆというものを Michinoku no Mano no kayahara Tôkedomo Omokage ni shite Miyu to iu mono wo

Đồng cỏ tranh Mano Vùng Michinoku Khiến ta mơ hình bóng. Nhưng nay em bên cạnh Việc gì phải ngóng xa.

Kinkazan (Kim Hoa Sơn) liên quan đến một bài thơ trong Man.yôshuu, chương 18. Đây là bài thơ chúc mừng Thiên Hoàng nặng tính chất cung đình của Ôtomo Yakamochi, được biết như nhà biên tập thi tuyển ấy:

すめろきの御代栄えむとあづまなるみちのく山に黄金華咲く

Sumeroki no

Miyo sakaemu (en) to Adzuma naru

Michinoku yama ni Kogane hana saku Như điềm lành trời báo, Thời thịnh trị thánh quân. Núi non ở miền Đông, Vùng Michinoku, Hoa cũng nở hoàng kim.

Một phần của tài liệu OKU-NO (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)