- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.
2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH KHÔI PHỤC HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐẢNG, KHÔI PHỤC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VÀ ĐẠ
2.2. Quá trình khôi phục hệ thống tổ chức Đảng
Từ năm 1932-1934, những người cộng sản còn lại ở cả ba miền đất nước vẫn bám sát quần chúng, từng bước gây dựng lại cơ sở đảng và cơ sở cách mạng.
Ở Bắc kỳ, các cơ sở đảng từ chi bộ, huyện bộ, ban tỉnh ủy lâm thời được tổ chức, xây dựng lại trên các địa bàn hoạt động: Thái Bình, Vĩnh Yên, Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng... Đầu năm 1934, Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ được thành lập.
Ở Trung kỳ, ở nhiều địa phương, tuy bị khủng bố nặng nề nhưng các đồng chí đã chuyển hướng hoạt động kịp thời nên vẫn duy trì được cơ sở cách mạng. Các cấp ủy bị phá đi lập lại nhiều lần nhưng vẫn hoạt động liên tục.
Ở Nam kỳ, đầu năm 1932, Xứ ủy Nam kỳ được lập lại, sau đó bị phá vỡ. Đầu năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ mới được thành lập lại. Giữa năm 1934, cấp ủy Đông Nam kỳ và Tây Nam kỳ cùng với Cấp ủy Nam Trung kỳ đã tổ chức ra Cấp ủy Nam Đông Dương.
Giai đoạn lịch sử đấu tranh khôi phục tổ chức Đảng, phục hồi phong trào cách mạng đặc biệt này còn được đánh dấu bằng các hoạt động của các chiến sĩ cộng sản bị giam trong nhà tù đế quốc. Tuy bị giam cầm, nhưng những người cộng sản đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, thành trận tuyến đấu tranh, thành cơ hội rèn luyện, thử thách tinh thần cách mạng.
Các đảng viên cộng sản ở các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), nhà tù Vinh (Nghệ An), Lao Bảo (Quảng Trị), Hải Phòng, Côn Đảo, Kon Tum... đã thành lập các chi bộ lãnh đạo đấu tranh chống chế độ lao dịch hà khắc, đòi cải thiện chế độ sinh hoạt. Các chi bộ trong nhà tù đã bí mật tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối cách mạng của Đảng, tổ chức học tập văn hóa, ngoại ngữ, ra báo tường bí mật để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng, giáo dục đảng viên, giác ngộ quần chúng.
Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số cán bộ chủ chốt tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6-1932, Trung ương lâm thời chấp ủy của Đảng đã công bố
Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, được Quốc tế
Cộng sản công nhận.
Nội dung của bản Chương trình hành động khẳng định cuộc võ trang bạo động của giai cấp công nhân và nông dân Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ được tiến hành nhằm thực hiện những nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến và tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Bản Chương trình chỉ ra những khả năng tổ chức mặt trận thống nhất các lực lượng phản đế; đề ra các yêu cầu chung và các yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; nêu rõ việc tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội và nông hội; dẫn dắt quần chúng đấu tranh cho những quyền lợi hàng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện; về vấn đề xây dựng Đảng, làm cho Đảng vững mạnh, giáo dục, rèn luyện đảng viên về tư tưởng, chính trị... Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương đã góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng.
Các Xứ ủy ở ba miền lần lượt được lập lại từ 1931-1933. Đồng thời, nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ được phục hồi. Đến đầu năm 1934, hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục ở ba miền đất nước, ở Lào và tạo được cơ sở ở Phnômpênh.
Tháng 3-1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập tại Ma Cao (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong làm Trưởng ban. Ban thực hiện nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời, tiếp tục tập hợp, phục hồi các cơ sở đảng thành hệ thống, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động của Đảng, khôi phục phong trào cách mạng, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng.