- Mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực trên thế giới bộc lộ những khuyết tật,
2. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘ
2.1.2. Sau Đại hội VI, Đảng và Nhà nước không ngừng cụ thể hóa, thể chế hóa, bổ sung và phát triển đường lối đổi mớ
chế hóa, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới
- Tháng 4-1987, Hội nghị Trung ương hai khóa VI bàn về lưu thông phân phối, mở rộng giao lưu hàng hóa. Hội nghị đưa ra những quy định mới về giá cả và lưu thông vật tư, hàng hóa, chính sách và biện pháp giải quyết tiền lương của công nhân viên chức, lực lượng vũ trang. Đưa ra những chính sách và biện pháp tăng thu, hạn chế bội chi ngân sách, giảm tốc độ lạm phát...
- Tháng 8-1987, Hội nghị Trung ương ba khóa VI bổ sung những chủ trương và biện pháp cấp bách về phân phối lưu thông; bàn chuyển kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Về phân phối lưu thông bổ sung: Về giá, phân đấu tiến tới 1 giá, song trước mắt với từng mặt hàng cần xem xét cụ thể áp dụng 1 giá hay 2 giá. Về lương: thực hiện lương thống nhất trong cả nước, định mức lương với các khu vực sản xuất, hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Về ngân sách: bàn giảm bội chi ngân sách, bội chi tiền mặt.
Hội nghị phân tích, bàn rất kỹ và ra nghị quyết về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.
- Tháng 11-1987, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ra quyết định số 217/HĐBT về quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong sản xuất kinh doanh.
- Tháng 4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Nghị quyết 10 (hay gọi là Khoán 10) đề ra nội dung đổi mới cơ bản trong nông nghiệp trên cả 3 phương diện: sở hữu, quản lý và phân phối. Chế độ khoán mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã. Nhận ruộng khoán ổn định trong 15 năm canh tác trên mảnh ruộng được giao. Khoán lần này đã đưa sản lượng lương thực tăng nhanh, không những cung cấp đủ lương thực cho nhân dân, mà năm 1989 nước ta xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo.
- Cuối năm 1988, Đảng và Nhà nước quyết định xóa bỏ chế độ phân phối bao cấp tem phiếu. Chế độ này đã tồn tại hàng chục năm ở miền Bắc, sau giải phóng miền Nam tiếp tục tồn tại hơn chục năm, cho đến lúc này cần thiết phải xóa bỏ, để thực hiện chế độ mới.
- Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương sáu khóa VI bàn, nêu rõ những nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo công tác đổi mới:
+ Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là con đường Đảng và Bác Hồ đã sáng suốt lựa chọn cho nhân dân ta ngay từ khi thành lập Đảng. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn bằng những hình thức, bước đi và giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện mới.
+ Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, mà là vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, khắc phục những quan niệm không đúng về học thuyết đó. Do vậy, học thuyết Mác - Lênin luôn là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam của Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.
+ Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là tăng cường chứ không phải làm suy yếu sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản. Phải thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với những phương thức hoạt động mới, phù hợp với thực tiễn hiện nay.
+ Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Kiên quyết chống lại những khuynh hướng hạ thấp, phủ nhận, hoặc coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta; đồng thời tiếp thu những ý kiến trung thực góp ý, phê phán những hạn chế của Đảng.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, song dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ với nhân dân nhưng phải chuyên chính với kẻ thù; kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới.
Những nguyên tắc trên thể hiện sự vững vàng và nhạy cảm về chính trị của Đảng ta trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới lúc đó, nhất là những sai lầm của Liên Xô và Đông Âu trong quá trình cải tổ, cải cách đã đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta cho đến cuối năm 1990 đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: Ba chương trình kinh tế lớn do Đại hội VI đề ra cơ bản hoàn thành. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từ chỗ năm 1988, nước ta còn phải nhập khẩu gần nửa triệu tấn lương thực, thì năm 1989 ta đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 trên thế giới. Trong sản xuất công nghiệp, mức tăng bình quân 5 năm (1986-1990) đạt 5 %; lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi cho đến 1990 còn 67.4 %. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được chuyển biến tích cực. Cho đến lúc này hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, từng bước đẩy lùi bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng ngày càng cao. Những thành tựu này chứng tỏ đường lối do Đại hội VI của Đảng đề ra là đúng đắn, cho phép chúng ta tiếp tục phát triển đường lối đổi mới trong điều kiện mới tốt hơn.