- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện
2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN CẢ NƯỚC (1975-1986)
2.3.2. Hạn chế, khiếm khuyết
Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn; Sản xuất tăng chậm, không tương ứng với khả năng vốn có, không đáp ứng yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân; Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; tài nguyên đất nước chưa được khai thác và bảo vệ có hiệu quả; Phân phối, lưu thông rối ren. Vật giá tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt, lạm phát gia tăng tới 3 con số 774,7 %; Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; Các thành phần kinh tế không được sử dụng đúng mức, tiềm năng sản xuất không được khai thác hợp lý; Đời
sống nhân dân, nhất là cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang rất khó khăn; Tiêu cực xã hội phát triển, kỷ luật lỏng lẻo…
Nguyên nhân khách quan: Đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế sản xuất nhỏ; do hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975), Đảng phải lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, phải đầu tư lớn ngân sách cho quốc phòng để tuyển thêm quân, trang bị thêm vũ khí, phương tiện, xây dựng tuyến phòng thủ dọc biên giới nó cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận và chống phá cách mạng Việt Nam; mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới có nhiều khuyết tật lâm vào khủng hoảng, việc tìm tòi mô hình chủ nghĩa xã hội mới là một quá trình đấu tranh khó khăn phức tạp, thậm chí có lúc phải trả giá.
Nguyên nhân chủ quan: Cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp ra đời trong điều kiện chiến tranh, nay trong điều kiện đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất không còn phù hợp nữa nhưng Đảng chậm đổi mới, khắc phục, nên kìm hảm sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy đất nước vào khủng hoảng; chủ quan, duy ý chí, nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa; công tác tư tưởng, lý luận bộc lộ sự lạc hậu; Chưa nhận thức rõ những đặc trưng, quy luật cơ bản của thời kỳ quá độ để vận dụng vào thực tiễn Việt Nam một cách có hiệu quả; chậm đổi mới công tác cán bộ; Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc không sát thực tế, xa rời quần chúng.
*Câu hỏi thảo luận: Quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng chủ
nghĩa xã hội trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986)?
*Câu hỏi ôn tập:
Bằng lý luận và thực tiễn trong giai đoạn 1975 – 1986 phân tích chứng minh làm sáng tỏ nhận định: Đường lối đổi mới Đại hội VI đề ra là kết quả của quá trình tìm tòi thử nghiệm của Đảng?
*Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Hồ Chí Minh: Về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, CTQG, H, 2004, Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Tài liệu tham khảo
1. Viện Lịch sử Đảng – Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương trình cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H, 2005.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2004.
3. Lê Duẩn. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H, 1970.
Bài 6: