tiễn và năng lực vận dụng vào công việc mà mình đang đảm nhận. B. Yêu cầu:
- Người học nắm vững nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH để nâng cao hiệu quả khi nghiên cứu chuyên đề.
- Thường xuyên liên hệ với thực tiễn đang diễn ra ở địa phương.
C. Nội dung:
1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN THỰC HIỆNCÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
1.1. Trong nước
- Do cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp ra đời trong điều kiện chiến tranh không còn phù hợp; hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại nặng nề lâu dài trên nhiều mặt; sự chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt là lệnh cấm vận của Mỹ kể từ sau 1975; do những sai lầm chủ quan nóng vội, duy ý chí trong quá trình chỉ đạo của Đảng ta đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội ngày càng khó khăn và lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, sản xuất đình trệ, lạm phát tăng ba con số (774,7%), đời sống nhân dân khó khăn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới, đổi mới hay là chết.
- Trải qua quá trình tìm tòi thử nghiệm con đường đổi mới, bắt đầu từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa IV (1979) đến chỉ thị 100 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981), quyết định 25CP, 26CP của Chính phủ (1981)... Kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương (8-1986) đã đổi mới từng phần, từng mặt tạo ra những tiền đề chín muồi cho phép Đảng đổi mới toàn diện ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986).
1.2. Thế giới