- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện
1. BỐI CẢNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC Tình hình trong nước
1.1. Tình hình trong nước
1.1.1. Thuận lợi
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam; Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng rút ra được nhiều bài học bổ ích phục vụ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ; Đất nước có Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chính trị lỗi lạc, nhà ngoại giao và quân sự
đại tài cùng với Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo, trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến; Nhân dân ta yêu nước, với khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, đóng góp sức người, sức của quyết tâm giành thắng lợi đến cùng; Quân đội nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng, hiếu với nhân dân, được thử thách, rèn luyện, trưởng thành về chiến lược, chiến thuật quân sự, về chỉ huy và tác chiến, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Bên cạnh đó, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Đảng và Bác Hồ xác định được kẻ thù cơ bản và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam nên đã chủ động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt. Do vậy, bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam với thế và lực mới, bảo đảm cho kháng chiến lâu dài và thành công.
1.1.2. Khó khăn
Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với Pháp, vết thương chiến tranh chưa kịp lành, lại phải bắt tay vào một cuộc chiến đấu mới, mà kẻ thù lần này là Mỹ, một tên đế quốc giàu về kinh tế, hùng mạnh về quân sự, tham vọng làm bá chủ thế giới, âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi; Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, đặc điểm này đòi hỏi một lúc Đảng phải tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam, một loại hình cách mạng chưa từng có trong tiền lệ cả về lý luận và thực tiễn; Sau năm 1954, thực hiện Hiệp định Giơnevơ, ta tổ chức đưa những cán bộ, đảng viên bị lộ tập kết ra miền Bắc, chỉ để lại miền Nam số cán bộ còn giữ được bí mật. Trong khi đó, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô đình Diệm công khai đàn áp, khủng bố cách mạng, làm cho tương quan lực lượng ở miền Nam lúc đầu không có lợi cho cách mạng. Nền kinh tế miền Bắc vốn đã lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đang trong giai đoạn khôi phục, khả năng chi viện cho miền Nam hạn chế.
1.2. Tình hình thế giới
Tình hình thế giới sau năm 1954 có những thay đổi lớn, ba dòng thác cách mạng phát triển: Các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội, đặc biệt, Liên Xô là thành trì vững chắc cho cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam; Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhiều nước ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh giành được độc lập (Bắc Triều Tiên, Angiêri, Cu Ba...) trở thành lực lượng cách mạng to lớn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Phong trào đấu tranh dân chủ, dân sinh, tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt ở Mỹ đang phát triển, trở thành lực lượng cách mạng tấn công ngay trong lòng chủ nghĩa đế quốc; Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân ta được nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ ủng hộ.
1.2.2. Khó khăn
Trên thế giới, mâu thuẫn giữa hai phe, phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành tâm điểm của những mâu thuẫn ấy, làm cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở thành cuộc đụng đầu lịch sử mà nhân dân ta phải chấp nhận.
Mặt khác, thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh, đặt nhân loại trước thách thức, phải lựa chọn hòa bình hay chiến tranh. Bối cảnh đó càng làm cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam càng ác liệt, tàn khốc, hậu quả để lại không lường hết được.
Hơn nữa, Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong khi phong trào cộng sản công nhân quốc tế xuất hiện bất đồng, chia rẽ, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng sâu sắc. Điều này đã làm ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta