Giai đoạn 2: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp (từ 1-1948 đến 12-1950)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 66 - 67)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN

2.2. Giai đoạn 2: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp (từ 1-1948 đến 12-1950)

dân, toàn diện chống thực dân Pháp (từ 1-1948 đến 12-1950)

Đây là giai đoạn Đảng lãnh đạo phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích, từng bước đẩy mạnh vận động chiến tiến tới chuẩn bị thế và lực để chuyển mạnh sang phản công. Củng cố, xây dựng hậu phương toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để kháng chiến lâu dài, đánh bại từng

bước âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt của thực dân Pháp. Thể hiện trên các nội dung: Phát triển chiến tranh du kích bằng phương thức sử dụng các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung luồn vào vùng địch chiếm đóng, gây cơ sở, hỗ trợ chiến tranh du kích; lập làng chiến đấu; chống phá càn quét, phá hội tề, phá chính quyền cơ sở địch; Từng bước xây dựng hoàn chỉnh lực lượng vũ trang 3 thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc.

Đến tháng 8-1949, đã xây dựng được đại đoàn chủ lực đầu tiên, từng bước tiến từ du kích chiến lên vận động chiến. Chủ động mở nhiều chiến dịch nhỏ và đợt hoạt động trên khắp các chiến trường cả nước để bộ đội chủ lực tập đánh vận động vì nếu chỉ đánh du kích thì cuộc kháng chiến sẽ không có sự đột phá. Tiến hành kháng chiến toàn diện, xây dựng thực lực kháng chiến theo phương châm dựa vào sức mình là chính vì lúc đó ta vẫn phải tiến hành chiến đấu trong vòng vây. Phối hợp chiến đấu với Lào, Campuchia, Trung Quốc (chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1949). Đồng thời, Đảng lãnh đạo đánh thắng địch trong chiến dịch Biên Giới (1950), mở đường liên lạc với cách mạng các nước trên thế giới, mở ra một cục diện mới, tạo thế và lực để chuyển sang giai đoạn phản công.

Bên cạnh mặt trận quân sự, Đảng chú trọng tiến hành các hoạt động ngoại giao. Cuối tháng 12-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và dự cuộc họp của các đại biểu phong trào cộng sản quốc tế tại Hunggari. Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố về việc Chính phủ ta sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam. Ngay sau đó, Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, Chính phủ các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và Triều Tiên đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đảng và Chính phủ ta cũng đặc biệt chú trọng xây dựng đoàn kết, liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w