Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 114 - 120)

- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện

2.2.2.Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN CẢ NƯỚC (1975-1986)

2.2.2.Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

nghĩa ở miền Bắc.

*Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (9-1975) chủ trương: Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải tiếp tục đẩy manh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hội nghị cho rằng trong một thời gian nhất định, ở miền Nam còn nhiều thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, kinh tế công tư hợp doanh nửa xã hội chủ nghĩa, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư doanh; cần ra sức sử dụng mọi khả năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh sản xuất”35.

Sau Đại hội IV của Đảng (12-1976), công cuộc cải tạo XHCN được đẩy mạnh. Miền Bắc tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể. Miền Nam tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở tất cả các thành phần kinh tế, cải tạo nhằm xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân, xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong nông nghiệp, thực hiện tổ chức các tập đoàn sản xuất và thành lập các hợp tác xã. Trong công, thương nghiệp, thực hiện trưng mua, trưng thu, công tư hợp doanh và quốc doanh.

Tháng 3-1977, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra mục tiêu: trong 2 năm 1977-1978 phải hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo XHCN đối với công, thương nghiệp tư bản tư doanh. Đến năm 1980, các hợp tác xã miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô, tổ chức lại theo hướng tập trung chuyên môn hóa, cơ giới hóa. Các tỉnh Nam Trung bộ cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp với hai hình thức là tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, 5 tỉnh duyên hải miền Trung đã xây dựng được 1.023 hợp tác xã, thu hút hơn 90% hộ nông dân. Các tỉnh Tây Nguyên xây dựng được 148 hợp tác xã và 2.180 tập đoàn sản xuất. Ở miền Nam, đến tháng 7 - 1980 đã xây dựng 1.518 hợp tác xã và 9.350 tập đoàn sản xuất.

Song, cơ chế quản lý tập trung, hành chính và bao cấp ngày càng bộc lộ những hạn chế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên phạm vi cả nước, trong những năm 1976 - 1980, đầu tư cho nông nghiệp không ngừng tăng, song tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 0,6%. Sản lượng lương thực bình quân những năm 1976 – 1980 chỉ đạt mức 13,4 triệu tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 1976 là 274,4 kg đến năm 1980 là 268,2 kg. Năm 1979, Nhà nước buộc phải nhập 1.274.000 tấn lương thực nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước. Sản xuất công nghiệp không đạt các chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra: điện đạt 78%, than đạt 52%, vải đạt 39%, giấy đạt 37%, xi măng đạt 32%. Nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, kinh tế - xã hội lâm vào tình trạng khó khăn. Năm 1978, sau khi Nhà nước thống nhất tiền tệ trong cả nước, giá cả tăng mỗi năm khoảng 20%, hàng hóa khan hiếm, lưu thông, phân phối bất cập. Cùng với nhiều tác động khách quan khác, nhất là chiến tranh biên giới, nền kinh tế - xã hội nước ta đã lâm vào khủng hoảng từ cuối năm 1979.

Những thành công và hạn chế trong thời gian từ 1976 – 1980 đòi hỏi cần có những điều chỉnh, thay đổi lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa những chặng đường tiếp theo.

*Từng bước khảo nghiệm thực tiễn, tìm tòi con đường đổi mới

Từ cuối những năm 70, cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp kéo dài, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống, đã đẩy đất nước vào tình trạng khó khăn gay gắt. Trong bối cảnh đó, một số địa phương như Hải Phòng, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh đã “phá rào” tìm tòi mô hình quản lý mới. Việc tìm mô hình quản lý mới không còn việc riêng của từng địa phương, đơn vị nữa mà trở thành đòi hỏi của cả nước, của Đảng.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8-1979) Đánh giá tình hình đất nước trong tình trạng khó khăn găy gắt; chỉ ra những hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp cần phải khắc phục; Nắm vững phương châm kết hợp cải tạo với xây dựng và tổ chức lại sản xuất; Khuyến khích mọi người lao động, mọi thành phần kinh tế làm ra nhiều của cải vật chất; Bảo đảm quyền làm chủ về kinh tế của các nghành, các cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Hội nghị Trung ương sáu khóa IV coi việc đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm bảo đảm vững chắc lương thực, thực phẩm và cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp là “nhiệm vụ quan trọng nhất” khuyến khích sản xuất nông nghiệp; ổn định mức bán nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho nhà nước theo giá thỏa thuận và lưu thông tự do, khuyến khích tập thể và gia đình xã viên khai hoang, phục hóa, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; Đảm bảo quyền tự chủ cho các xí nghiệp, chủ trương kết hợp ba lợi ích của Nhà nước, tập thể và người lao động; kết hợp kế hoạch với thị trường, khẳng định sự cần thiết tồn tại thị trường tự do, khuyến khích sản xuất “bung ra” đúng hướng; Ở miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể, tư bản tư nhân.

Nghị quyết Trung ương sáu khóa IV là bước đột phá mở đầu cho quá trình tìm tòi, thử nghiệm, hình thành đường lối đổi mới của Đảng.

Thực hiện nghị quyết Trung ương sáu khóa IV tháng 1-1979 Hội đồng Chính phủ quyết định xóa bỏ các trạm kiểm soát ngăn sông, cấm chợ, người sản xuất có quyền mang sản phẩm trao đổi ngoài thị trường không phải đóng thuế sau khi làm nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 100 “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao

động trong các hợp tác xã nông nghiệp.” Chỉ 100 của Ban Bí Thư đánh dấu bước

đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, từng bước thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, khắc phục tình trạng bình quân, cào bằng, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Thời kỳ 1981 – 1985, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân 4,9%/năm, so với 1,9% thời kỳ 1976 – 1980. Sản lượng lương thực từ 15 triệu tấn 1981 tăng lên 18,2 triệu tấn năm 1985. Năng suất lúa tăng 23,8%, cây công nghiệp tăng 62,1%, lương thực Nhà nước huy động tăng gấp đôi.

Trong công nghiệp: ngày 21-1-1981, Chính phủ ra Quyết định 25- CP Về

quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh doanh. Quyết định cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều

nguồn cân đối và xây dựng kế hoạch 3 phần: phần Nhà nước giao (nhà nước cấp vốn, vật tư, thu hồi sản phẩm) nhà nước là chủ thể và hoạt động theo cơ chế bao cấp; phần xí nghiệp tự làm và phần sản xuất phụ (do doanh nghiệp tự lo, tự hạch

toán , tự chịu trách nhiệm lời thì hưởng lỗ thì chịu) doanh nghiệp là chủ thể và hoạt động theo cơ chế thị trường. Cùng ngày 21-1-1981, Chính phủ có Quyết định 26 - CP Về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận động hình

thức thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước (Trao quyền tự

chủ cho các xí nghiệp). Quyết định 25- CP và 26 - CP đã đem lại hiệu quả nhanh chóng, phong trào sản xuất phát triển mạnh trong các xí nghiệp công nghiệp. Năm 1981, sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp đạt 7,5%. Từ 1981 – 1985 sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5%. . Quyết định 25 CP và 26 CP của Chính phủ là bước đi trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.

Đại hội V của Đảng (3-1982) trên cơ sở kiểm điểm các hoạt động của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội IV, đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tích thực trạng kinh tế - xã hội nước ta và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đại hội xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó, nhiệm vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội được đặt lên hàng đầu nhưng không được coi nhẹ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Đại hội V khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tương đối dài, trải qua nhiều chặng, đây là cơ sở để Đảng cụ thể hóa đường lối thành mục tiêu nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với từng chặng. Đại hội xác định Việt Nam đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ (bao gồm những năm từ 1981 đến năm 1985 và kéo dài đến năm 1990), với những mục tiêu kinh tế - xã hội tổng quát: ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước; đáp ứng nhu cầu củng cố quốc

phòng, giữ vững an ninh trật tự đất nước.

Đại hội V đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về công nghiệp hóa. Đại hội xác định phải ưu tiên cho nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu hợp lý… nhằm tạo ra lực lượng sản xuất mới, chuẩn bị tiền đề và lực lượng cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo.

Đại hội V của Đảng dựa trên thực tiễn đất nước những năm sau giải phóng, đã có bước tiến mới trong việc tìm tòi con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Đại hội chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt cả thời kỳ quá độ, chưa xác định được những quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông, phân phối vẫn do kế hoạch Nhà nước quy định. Đại hội coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu nhưng chưa có chính sách, giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Những hạn chế này của Đại hội V là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn sau Đại hội.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều quyết định rất quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách về lưu thông, phân phối, về quản lý kinh tế...

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (6-1985) chủ trương “Phải dứt khoát xóa bỏ tập trung quan liêu - bao cấp, thực hiện chế độ tập

trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh có hiệu quả”36. Nội dung cụ thể là: Tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành sản phẩm, thực hiện cơ chế một giá; tiền lương thực tế phải bảo đảm người lao động sống chủ yếu bằng lương, tái sản xuất sức lao động, xóa bỏ tem phiếu, trả lương bằng tiền; các tổ chức kinh tế tự chịu trách nhiệm lỗ, lãi trong sản xuất, kinh doanh; chuyển hoạt động của ngân hàng sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Tháng 9/1985, cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền bắt đầu bằng việc đổi tiền, ban hành giá và tiền lương mới, xóa bỏ hoàn toàn chế độ cung cấp theo tem phiếu. Mặc dù vậy, cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền lần thứ hai đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không đem lại kết quả như mong muốn do làm nhanh và rộng, không chuẩn bị chu đáo – nhưng những tư tưởng của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa V có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới toàn diện sau này. Có thể khẳng định Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa V) là bước đột phá thứ hai của quá trình hình thành đường lối đổi mới.

Sự nỗ lực của nhân dân cả nước đã tạo nên những thành tựu lớn. Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã chặn được đà giảm sút những năm1979 - 1980 và đạt được những tiến bộ rõ rệt. Sản lượng nông nghiệp bình quân đạt 17 triệu tấn (bình quân nhiệm kỳ Đại hội IV là 13,4 triệu tấn). Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% (bình quân nhiệm kỳ Đại hội IV là 0,6%). Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tiếp tục được tăng cường, trong đó công trình thủy điện Hòa Bình và Trị An được khởi công xây dựng. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị và nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Lào và Campuchia giành được những thắng lợi lớn.

Tháng 8 – 1986, Hội nghị Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư thảo luận làm rõ ba vấn đề lớn về kinh tế thời kỳ quá độ: Về cơ cấu sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế:

- Về cơ cấu sản xuất: Hội nghị quyết định điều chỉnh lớn trên cơ sở bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ

- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cải tạo XHCN là nhiệm vụ thường xuyên liên tục suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với phương châm cải tạo để sử dụng, thông qua sử dụng mà cải tạo các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về cơ chế quản lý kinh tế, kết hợp kế hoạch với thị trường, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ; phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự tạo vốn và hoàn vốn, chịu trách nhiệm kết quả sản xuất kinh doanh; dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, vận dụng quy luật giá trị, thực hiện cơ chế một giá.

Kết luận của Bộ Chính trị là bước đột phá thứ ba có giá trị quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Nội dung của bản kết luận trở thành cơ sở cho những quan điểm kinh tế của Đại hội VI, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội của Đảng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 114 - 120)