Đảng lãnh đạo tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 54 - 56)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

4.3.2.Đảng lãnh đạo tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm

19 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia H.2000, tập 7, tr

4.3.2.Đảng lãnh đạo tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm

Từ tháng 5-1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối cùng. Đêm 8-5-1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng công bố lệnh đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh vô điều kiện. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, quân Anh và quân Tưởng sẽ vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.

Quân Nhật ở Đông Dương rơi vào tình thế tuyệt vọng, mất tinh thần. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang, rệu rã. Khí thế cách mạng của quần chúng dâng lên cao độ. Hàng triệu quần chúng nhân dân sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa. Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

Tình thế trực tiếp cách mạng đã xuất hiện, không thể chậm trễ, ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập ngay Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, tuyên bố lệnh tổng khởi nghĩa.

Từ ngày 13-8-1945 đến ngày 15-8-1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào với sự tham gia của đại biểu các đảng bộ Bắc – Trung – Nam, khu giải phóng, các chiến khu và đại biểu cán bộ hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị nhận định điều kiện cho cuộc khởi nghĩa đã chín muồi: “cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới” và quyết định lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương. Khẩu hiệu đấu tranh được đề ra là: “Phản đối xâm lược”, “Hoàn toàn độc lập”, “Chính quyền nhân dân”. Nguyên tắc chỉ đạo tổng khởi nghĩa là tập trung, thống nhất, kịp thời. Phương hướng hành động là chiếm ngay những nơi chắc thắng kể cả thành thị và nông thôn, thành lập ngay ủy ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền. Hội nghị cũng đề ra đường lối đối nội, đối ngoại sẽ thực hiện sau khi giành được chính quyền và kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương.

Hội nghị Toàn quốc kết thúc, Đại hội quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập được tiến hành ngay trong ngày 16 và 17-8-1945 tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh; chủ trương xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh là Chủ tịch, quy định quốc kỳ, quốc ca.

Sau Đại hội quốc dân Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”22.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam đã nổi dậy tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 14-8-1945, ở phía Bắc, các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Ngày 18-8-1945, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 19-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội, hàng chục vạn quần chúng nội, ngoại thành Hà Nội tiến về Quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc míttinh do Việt Minh tổ chức, sau đó xuống đường biểu tình vũ trang, tỏa đi đánh chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn (Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Trại lính bảo an, Sở Cảnh sát)

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 23-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung kỳ và Tỉnh ủy Thừa Thiên, hàng trăm ngàn nhân dân thành phố Huế và các huyện ở Thừa Thiên đã nổi dậy chiếm các công sở của ngụy quyền triều đình Huế, buộc vua Bảo Đại phải đầu hàng bằng hình thức thoái vị.

Ở miền Nam, sáng sớm ngày 25-8-1945, hàng chục vạn quần chúng Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh Gia Định, Tân Bình, Mỹ Tho, Biên Hòa, Bến Tre, Tân An, Thủ Dầu Một,… biểu tình tuần hành thị uy, hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo bù nhìn Nguyễn Văn Sâm!”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập!”, “Tất cả chính quyền về tay Việt Minh!”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”. Nhân dân khởi nghĩa chiếm sở cảnh sát, sở mật thám, các bốt, các quận, nhà ga, bưu điện… Cuộc khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng. Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo 10.000

chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền làm chủ trên đảo.

Trên khắp cả nước, từ ngày 19 đến ngày 26-8-1945 diễn ra cao điểm của cuộc tổng khởi nghĩa với 56/65 tỉnh thành, đặc khu khởi nghĩa. Ngày 28-8-1945, những địa phương cuối cùng đã tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi. Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước trong vòng nửa tháng.

Chiều ngày 30-8-1945, trước cửa Ngọ Môn, tại cuộc míttinh của hàng vạn quần chúng, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nộp ấn kiếm cho cách mạng. Chế độ quân chủ chuyên chế bị xóa bỏ hoàn toàn trên đất nước ta.

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”23.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 54 - 56)