Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 68 - 69)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

2.3.1.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951)

2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN

2.3.1.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951)

Đến đầu năm 1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Đông Dương đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Đảng cộng sản Đông Dương cũng phát triển vượt bật, các đảng bộ Lào, Campuchia đã đủ sức để tách ra hoạt động độc lập, có thể thành lập ở mỗi nước một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trực tiếp đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo dân tộc và góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của ba nước Đông Dương. Đồng thời tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi quan trọng và lợi dụng tình thế khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã từng bước can thiệp vào cuộc chiến Đông Dương thông qua viện trợ cho Pháp. Điều kiện lịch sử đang đặt ra yêu cầu Đảng phải bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

Đại hội II của Đảng tiến hành từ ngày 11 đến 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Tham dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 766.349 đảng viên trong toàn Đảng.

Nội dung cơ bản của Đại hội: thứ nhất, lần đầu tiên Đảng đã hoàn chỉnh nhận thức lý luận và tên gọi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dân tộc, dân chủ là tính chất của cách mạng, nhân dân là lực lượng cách mạng. Thứ hai, xác định nhiệm vụ trước mắt là đánh đuổi thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và đánh đổ các thế lực phong kiến tay sai để giành độc lập dân tộc, thực hiện dân chủ nhân dân. Đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi nhiệm vụ chống phong kiến là song song nhưng không nhất loạt ngang bằng nhiệm vụ chống đế quốc. Nhiệm vụ chống phong kiến phải rải ra và phục tùng yêu cầu tập hợp lực lượng của nhiệm vụ chống đế quốc.

Thứ ba, xác định động lực cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản,

trí thức, tư sản dân tộc. Nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân là công, nông và trí thức. Thứ tư, Đại hội xác định người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Thứ năm, xác định sự phát triển tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đó là con đường đấu tranh lâu dài. Thứ

sáu, Đại hội quyết định tách Đảng để xây dựng ở mỗi nước Việt Nam, Lào,

Campuchia một Đảng Cộng sản có cương lĩnh, đường lối riêng sát hợp với đặc điểm, yêu cầu cách mạng của mỗi nước. Ở Việt Nam, Đảng quyết định đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, ra hoạt động công khai và Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng. Thứ bảy, về quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hòa bình, dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 29 đồng chí (19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết), cử ra Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Đường lối chính sách của Đại hội đã được bổ sung, phát triển qua các hội nghị Trung ương tiếp theo. Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (3-1951), Đảng phân tích tình hình quốc tế và trong nước và chủ trương tăng cường công tác chỉ đạo chiến tranh, củng cố và tăng cường quân đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; lãnh đạo phát triển kinh tế tài chính; tích cực tham gia phong trào bảo vệ hòa bình thế giới; củng cố Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ hai (10-1951), Đảng chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên cơ sở thực hiện tốt 3 nhiệm vụ: ra sức tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giành ưu thế về quân sự; đẩy mạnh kháng chiến ở vùng tạm chiếm; củng cố và phát triển sức kháng chiến của toàn quốc, toàn dân. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ tư (1-1953) chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất. Hội nghị Trung ương lần thứ năm (11-1953), Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến và Đảng khẳng định cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn rất rộng lớn, gay go và phức tạp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 68 - 69)