vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”:
+ Hội nghị đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống hiện nay ở trong Đảng.
+ Hội nghị chỉ ra ba vấn đề cấp bách hiện nay: Một là, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhất là cấp Trung ương
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
+ Hội nghị đưa ra bốn nhóm giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết:
Một là: Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cấp trên.
Hai là: Nhóm giải quyết về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng. Ba là: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
Bốn là: Nhóm về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Tháng 5-2012, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, đã phân tích đánh giá tình hình chung, nhất là tình hình từ sau Đại hội VII đến nay, tình hình thế giới và đất nước ta có nhiều thay đổi. Do vậy, Hội nghị đã đưa ra ý kiến chỉ đạo cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với thực tiễn. Tại Hội nghị này Trung ương Đảng cũng bàn ra nghị quyết về chính sách đất đai, chính sách xã hội và công tác phòng chống tham nhũng.
- Tháng 10-2012, Hội nghị Trung ương 6 khóa XI bàn ra các nghị quyết: + Nghị quyết “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, trong đó Đảng đã nêu một số vấn đề chung về kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; đánh giá tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 10 năm qua; từ đó Trung ương nêu 3 quan điểm chỉ đạo và 4 định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
+ Nghị quyết “Về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ”, trong đó Đảng nhận định chung về khoa học và công nghệ Việt Nam từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay; nêu rõ những thành tựu, hạn chế; đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ đến 2020, tầm nhìn 2030.
- Tháng 5-2013, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI bàn ra nghị quyết:
+ Nghị quyết “Về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, trong đó, Đảng đã nhận định chung về tình hình hệ thống chính trị thời gian qua; đề ra 4 quan điểm, những mục tiêu cơ bản và 4 nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thồng chính trị các cấp.
+ Nghị quyết “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Trong đó, Đảng đã nhận định chung về tình hình công tác dân vận trong thời gian qua; đề ra những mục tiêu, quan điểm và 7 nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo tốt công tác dân vận trong thời gian tới.
- Tháng 10-2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI họp bàn ra các nghị quyết:
+ Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã khái quát về tình hình công tác giáo dục - đào tạo trong thời gian qua, nêu những nguyên nhân của kết quả và nguyên nhân hạn chế; vạch ra 7 quan điểm chỉ đạo; đề ra 6 mục tiêu cụ thể; 9 nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo trong thời gian tới.
+ Nghị quyết “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, trong đó Đảng đã nhận định về tình hình quốc phòng – an ninh của nước ta hiện nay,
nêu rõ nhiệm vụ tăng cường quốc phòng – an ninh, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong tình hình thế giới, khu vực đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp.
3. THÀNH TỰU, KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG CHỦ NGHĨAXÃ HỘI Ở VIỆT NAM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
3.1. Thành tựu
- Từ năm 1996, kinh tế nước ta tăng trưởng khá cao, ra khỏi khủng hoảng; chúng ta không bị ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực những năm 1997 – 2000 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp đó. Năm 2008, nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp đều phát triển có nhiều kết quả. Cho đến lúc này, chúng ta đạt nhiều kết quả trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới.
- Kinh tế nước ta đã ổn định, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo; tỷ lệ đói nghèo cho đến năm 2012 chỉ còn dưới 10 %. Việt Nam thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều chính sách xã hội khác như: tạo việc làm, phát triển y tế - giáo dục…
- Đảng lãnh đạo ngày càng tăng cường xây dựng hệ thống chính trị; luôn xây dựng chỉnh đốn Đảng; xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được tăng cường; Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội luôn thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình trong hệ thống chính trị.
- Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn phát triển đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…; ta luôn giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển đất nước về mọi mặt. Cho đến nay, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ.
- Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Từ sau Đại hội VI Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới toàn diện; đến Đại hội VII Đảng đề ra mô hình chủ nghĩa xã hội với 6 đặc trưng và Đại hội XI Đảng nhận thức mô hình với 8 đặc trưng. Từ thực tiễn đổi mới và quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận thức rõ hơn những
vấn đề chế độ kinh tế, chính trị - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội XI Đảng nhận thức rõ nước ta: “nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội đan xen”40.
3.2. Một số kinh nghiệm
- Kiên định thực hiện đường lối, mục tiêu đổi mới; vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị từng bước, thận trọng, vững chắc. Trong quá trình đổi mới, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong từng bước đi, từng thời kỳ. Phải căn cứ vào thực tiễn của thế giới, trong nước mỗi giai đoạn lịch sử để điều chỉnh đường lối cho phù hợp. Kiên quyết giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội con đường mà Đảng ta đã lựa chọn ngay từ khi thành lập, làm cho con đường đó ngày càng tốt hơn, sáng tỏ hơn.
- Phải thật sự coi trọng chất lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng, cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế cho hợp lý, chú trọng phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. Phải duy trì tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, chú ý và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
- Phải coi trọng việc kết hợp phát triển kinh tế với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Kinh tế phát triển sẽ dẫn đến nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhưng nếu không chú ý đến vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội sẽ là sai lầm. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta bên cạnh lãnh đạo phát triển kinh tế, luôn lãnh đạo tốt vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, nhất là hỗ trợ những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai.
- Chăm lo, củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị - tư tưởng và tổ chức. Xây dựng chính trị là thường xuyên bổ sung, phát triển đường lối, Cương lĩnh của Đảng theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Về tư tưởng, luôn trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn của đất nước ở từng thời điểm. Thường xuyên xây dựng chỉnh đốn Đảng về
tổ chức, coi trọng công tác tổ chức - cán bộ là vấn đề quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Phải xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh từ Trung ương xuống tận chi bộ.
- Trong quá trình triển khai để thực hiện đường lối, Nghị quyết của Đảng, các cấp Đảng từ Trung ương đến các cấp bộ Đảng phải nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo; luôn phải bám sát thực tiễn của đất nước từng thời điểm, đề ra giải pháp và phương thức phù hợp để lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt đường lối, nghị quyết của Đảng; Đường lối, nghị quyết ấy phải được thâm nhập vào trong cuộc sống của nhân dân.
*Câu hỏi thảo luận: Đường lối đổi mới và quá trình hình thành phát triển cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH?
*Câu hỏi ôn tập: Qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, X, XI làm rõ quá trình nhận thức của Đảng ta về mô hình CNXH Việt Nam.
*Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia, hàng năm tái bản.
2. Lịch sử Đảng CSVN, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị. Học viện Chính trị Quốc gia; NXB lý luận Chính trị, H. 2014.
3. Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng CSVN, chương trình Cao cấp lý luận chính trị. Học viện Chính trị KV II.
4. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn. Nxb CTQG, H 2014.
Bài 7:
NHỮNG BÀI HỌC CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH
LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
A. Mục đích: