- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.
2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN
2.1.2. Đảng chủ trương đấu tranh ngoại giao thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến toàn quốc
thủ thời gian xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến toàn quốc
Cùng với việc tăng cường phát triển thực lực cách mạng, Đảng ta còn bình tĩnh, sáng suốt lãnh đạo thực hiện sách lược ngoại giao "hòa hoãn có nguyên tắc":
Từ tháng 09-1945 đến tháng 3-1946, thực hiện sách lược nhân nhượng để hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai. Ngày 11-11-1945, Đảng ra tuyên bố “tự giải tán”, thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật; Quốc hội khóa I họp kỳ đầu tiên ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã đồng ý mở rộng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mệnh đồng minh Hội (Việt Cách), thành lập Chính phủ liên hiệp chính thức có nhiều đại biểu của bọn tay sai của Tưởng tham gia, Việt Quốc, Việt Cách nắm 4/10 Bộ trong Chính phủ. Mặc dù vậy, sự
nhân nhượng trong vấn đề chính quyền vẫn là sự nhân nhượng có nguyên tắc. Quân đội quốc gia đổi tên thành Vệ quốc đoàn (giữa tháng 9-1945)... Những nhân nhượng cần thiết trên đây tạo điều kiện hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động chống phá cách mạng của quân Tưởng và tay sai.
Từ tháng 3 đến tháng 12-1946, thực hiện sách lược chuyển sang hòa hoãn với Pháp: ngày 6-3-1946, Chính phủ ta ký với đại diện chính phủ Pháp bản hiệp định Sơ bộ đặt cơ sở cho việc đàm phán đi đến một hiệp ước chính thức; Đàm phán chính thức Việt - Pháp tại Phôngtennơblô diễn ra từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 10- 9-1946 và bản Tạm ước được ký vào ngày 14- 9-1946... Thực hiện hòa hoãn với Pháp, ta sẽ đuổi được quân Tưởng về nước và có thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến tới giành độc lập hoàn toàn, như trong chỉ thị “Tình hình và chủ trương” đã chỉ rõ: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng cho kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”25.
Đảng lãnh đạo thực hiện sách lược ngoại giao hòa bình nhằm tránh tình thế bất lợi cho cách mạng phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đồng thời có thời gian, điều kiện hòa bình để củng cố, phát triển thực lực cách mạng bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và có thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà Đảng ta đã dự đoán là không thể tránh khỏi.