Thành tựu và kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 108 - 110)

- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện

1.3.Thành tựu và kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954-1975)

1.3.Thành tựu và kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

định miền Bắc đang thực hiện bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đây cơ sở để hình thành tư duy lượng hóa, mỗi bước đi phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, từ đó tác phẩm xác định nhiệm vụ bước đầu của miền Bắc là tích lũy vốn cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và cải thiện đời nhân dân.

Tháng 1-1971, Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp, Hội nghị chủ trương phát triển kinh tế ở miền Bắc với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, đưa nông nghiệp miền Bắc từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững.

Cuối năm 1973, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương khóa III đề ra nhiệm vụ và phương hướng khôi phục, phát triển kinh tế trong 2 năm 1974 – 1975 , đến đầu 1975 hầu hết các cơ sở kinh tế đều trở lại hoạt động bình thường, năng lực sản xuất được nâng lên

1.3. Thành tựu và kinh nghiệm của Đảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hộiở miền Bắc ở miền Bắc

1.3.1. Thành tựu

- Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử là đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ, trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, thân ái và hợp tác. Thiết lập quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

- Giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngày càng làm tốt vai trò giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân đã trở thành giai cấp nông dân tập

thể và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa hình thành, ngày càng phát triển xứng đáng là một trong những động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Bước đầu xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đã hình thành một số khu công nghiệp lớn của đất nước như gang thép Thái Nguyên, than Quảng Ninh, dệt Nam Định; Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và lưu thông phân phối cơ bản vẫn được giữ vững.

- Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, không ngừng nâng đời sống văn hóa, trình độ dân trí dược nâng cao, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đào tạo được đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề cho đất nước.

- Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ổn định và có mặt được cải thiện. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xã hội lành mạnh, bình đẳng, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được phát huy cao độ. Đó chính là nguồn gốc của sức mạnh Việt Nam, giúp miền Bắc đứng vững trước hoàn cảnh khắc nghiệt để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ

- Miền Bắc đã thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia.

1.3.2. Hạn chế

Mô hình chủ nghĩa xã hội, quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp ra đời trong điều kiện chiến tranh đã bộc lộ nhiều khuyết tật nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Trong quá trình chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chúng ta còn phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm. Nhưng những sai lầm đó lại chậm được tổng kết, rút kinh nghiệm, để kéo dài nên ảnh hưởng tới quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tác động tới các giai đoạn sau này.

Nguyên nhân sâu xa của những sai lầm, khuyết điểm là do nhận thức còn giản đơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chưa nắm bắt đúng các quy luật vận động đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ bỏ qua giai đoạn phát triển tư

bản chủ nghĩa, bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh quan liêu kém hiệu lực, phương pháp tư duy còn chủ quan, nóng vội, duy ý chí, việc học tập kinh nghiệm nước ngoài thiếu chọn lọc mà giáo điều, rập khuôn máy móc, mà không tính đến điều kiện lịch sử, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 108 - 110)