- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.
2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN
2.3.3. Đảng chỉ đạo kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ
mở chiến dịch Điện Biên Phủ
Tháng 5 năm 1953, Chính phủ Pháp cử tướng Nava - Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Để tạo ra những điều kiện quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có danh dự, Pháp thực hiện “kế hoạch Nava” hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược và chuyển bại thành thắng. Đây là cố gắng cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị họp bàn về nhiệm vụ quân sự đông xuân 1953 – 1954, dựa trên phương hướng chiến lược đúng đắn của hội nghị Trung ương IV (1-1953) của Trung ương Đảng là tránh chỗ mạnh,
đánh chỗ yếu, đánh chắc thắng, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công
chiến lược Đông Xuân 1953-1954 bằng các đòn tấn công lớn tiêu diệt địch ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, giành lấy địa bàn chiến lược Tây Nguyên, phá âm mưu bình định miền Nam của địch. Phương châm chung cần quán triệt trong toàn bộ cuộc tiến công chiến lược
là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Đảng triển khai kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, đánh bại một bước kế hoạch Nava. Chiến dịch Điện Biên Phủ (diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954) giành thắng lợi đã đánh bại hoàn toàn cố gắng quân sự của Pháp, đóng vai trò quyết định trong đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Ngày 8 tháng 5 năm 1954, hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được khai mạc và Hiệp định Giơnevơ được ký vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn đã công nhận Việt Nam có các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Giơnevơ đã góp phần cùng chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương.