- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.
2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN
2.1.3. Hình thành đường lối kháng chiến:
Ngày 12-12-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến", Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (1947), những văn kiện trên đã hình thành đường lối kháng chiến và chỉ rõ:
Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, thống nhất nước nhà.
Tính chất kháng chiến: dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Phương châm của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
Phương châm kháng chiến toàn dân là sự kế thừa và phát huy truyền
thống toàn dân đánh giặc của ông cha ta, chiến lược "toàn dân nổi dậy" cũng là truyền thống từ thời Bà Trưng và của cách mạng tháng Tám. Quân xâm lược Pháp phải đương đầu không phải chỉ với một quân đội mà với cả một dân tộc. Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, do nhân dân tiến hành, vì vậy, phải làm cho toàn dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Theo chiến lược này, Đảng tổ chức toàn dân, tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang vững mạnh, đồng thời phát huy được tính chủ động và sáng kiến của địa phương, biến cả nước thành dinh lũy kháng chiến và công trường kiến quốc.
Phương châm kháng chiến toàn diện là nhằm phát huy mọi tiềm năng,
sức mạnh hiện thực của cả nước và khả năng của mỗi người trong từng lĩnh vực, đồng thời hạn chế sức mạnh của địch và làm thất bại mọi âm mưu của chúng. Mỗi người dân Việt Nam, tùy theo khả năng, đều được huy động tham gia đấu tranh trên các mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị ngoại giao, văn hóa, tư tưởng. Mỗi mặt trận đều có vị trí quan trọng góp phần to lớn vào thắng lợi chung. Vì toàn dân đánh giặc, cho nên có thể đánh địch toàn diện và cũng do đánh địch toàn diện mà phát huy được cao nhất sức mạnh của toàn dân.
Phương châm kháng chiến trường kỳ, do tương quan lực lượng giữa ta
và địch chênh lệch, nên ta cần phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng từ nhỏ thành lớn, từ yếu thành mạnh. Do nỗ lực chủ quan của ta, càng đánh thế và lực của ta càng mạnh, ưu điểm càng tăng, nhược điểm càng giảm, càng chuyển nhanh sang giai đoạn tiếp sau. Tuy nhiên, đánh lâu dài không phải là vô hạn, mà là về toàn cục thì cần có thời gian tương đối dài để làm chuyển biến so sánh lực lượng; còn về hoạt động cụ thể thì phải tranh thủ thời gian để làm thất bại các chủ trương, các biện pháp chiến tranh của địch, nắm thời cơ, đẩy kháng chiến tiến lên, nhanh chóng giành thắng lợi cuối cùng.
Phương châm dựa vào sức mình là chính: phải dựa vào sức mình là
chính để ứng phó với mọi tình huống và luôn chủ động. Ta có mạnh, có giành được thắng lợi thì mới có điều kiện tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế. Đảng ta luôn khẳng định yếu tố độc lập, tự chủ trong đường lối, chủ trương, trong điều hành cuộc kháng chiến kể cả khi đã nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài. Chủ trương tự lực cánh sinh của Đảng nhằm khai thác, tận dụng mọi khả năng vật chất và tinh thần của nhân dân, vừa động viên vừa bồi dưỡng sức dân, lấy nội lực làm cơ sở chủ yếu để sử dụng hiệu quả ngoại lực và xứng đánh với sự giúp đỡ đó.
Cách đánh là triệt để dùng du kích vận động chiến, bảo toàn thực lực
để kháng chiến, vừa đánh vừa võ trang thêm; Khẩu hiệu kháng chiến là toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài, mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc; Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cuộc kháng chiến sẽ cực khổ, sẽ dai dẳng. Nhưng dù phải hy sinh mấy, dù phải kháng chiến mấy năm, chúng ta cũng quyết giành cho được thống nhất và độc lập. 20 triệu người Việt Nam kiên quyết chống lại 10 vạn thực dân Pháp, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi”26. Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng là ngọn đèn pha soi đường, là tiếng kèn xung trận, động viên, dẫn dắt và tổ chức nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong những năm tháng kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng.