Nội dung Đại hội VI của Đảng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 125 - 127)

- Mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực trên thế giới bộc lộ những khuyết tật,

2.1.1.Nội dung Đại hội VI của Đảng

2. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘ

2.1.1.Nội dung Đại hội VI của Đảng

- Đại hội tổng kết 10 năm quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, rút ra 4 bài học kinh nghiệm:

+ Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” chăm lo xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

+ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. + Xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nguyên tắc đổi mới:

+ Đổi mới toàn diện, sâu sắc: Từ đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế, đến đổi mới tổ chức, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và trước tiên là người làm công tác tổ chức cán bộ.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, vì kinh tế là nền tảng, có đổi mới kinh tế mới thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo tiền đề vật chất, tinh thần để ổn định chính trị. Về đổi mới chính trị, Đảng chủ trương làm từng bước, để không xáo trộn, giữ vững, ổn định xã hội.

- Đường lối đổi mới gồm những nội dung:

+ Đổi mới tư duy lý luận: Đại hội nhận thức lại tư duy về thời kỳ quá độ, khắc phục những nhận thức chủ quan, duy ý chí, nhận thức không đúng quy luật khách quan. Nhận thức cho đúng quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ, đó là coi nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ. Đó là giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và khai thác mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất. Từ đó nhận thức cho đúng quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

+ Đổi mới cơ cấu kinh tế: Đại hội cho rằng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ; trong đó kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm các thành phần (quốc doanh và tập thể); các thành phần kinh tế khác tiếp tục tồn tại bao gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể); kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao nhất là công tư hợp doanh; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc...

Đồng thời Đại hội cũng chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; chủ trương trong 5 năm tới (1986-1990) phải tập trung thực hiện cho bằng được 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Đảng nhận thức cho rằng thời gian qua chúng ta đã chậm tổng kết thực tiễn, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Do vậy, Đại hội chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng xác định hai đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý mới, trong đó tính kế hoạch là đặc trưng số một và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai.

+ Đổi mới vai trò quản lý điều hành của nhà nước về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tránh quan liêu, xa rời thực tế, phải gần gũi nhân dân; tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, giảm bớt phiền hà cho nhân dân và phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của các ngành, các địa phương. Tăng cường quản lý đất nước, xã hội bằng chính sách, pháp luật. Xây dựng lại bộ máy nhà nước các cấp theo cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế mới.

+ Đổi mới chính sách đối ngoại, trong Báo cáo Chính trị Đảng nêu rõ: góp phần phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa...; đồng thời, mở rộng hợp tác với các nước khác, kể cả các nước tư bản.

+ Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng: Đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao trí tuệ, trình độ nhận thức, trình độ lý luận của Đảng; khắc phục tình trạng lạc hậu về nhận thức kinh tế và lý luận của đảng viên. Coi trọng

cả công tác lý luận và nhận thức thực tiễn của Đảng. Đổi mới công tác tổ chức của Đảng, trong đó đổi mới cả tổ chức và những đảng viên làm công tác tổ chức cán bộ.

- Ý nghĩa Đại hội VI: Có nhiều ý nghĩa, trong đó có 2 ý nghĩa quan trọng: + Đại hội đã tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân: Đường lối hợp với nguyện vọng của nhân dân, nên đã tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; thể hiện rõ Đảng ta đã biết phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, thể hiện bản lĩnh và sự trưởng thành về chính trị của Đảng trong hoàn cảnh mới.

+ Đại hội đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Việt Nam lúc bấy giờ, mở đầu thời kỳ đổi mới toàn diện. Trước khi bước vào Đại hội VI, nước ta với những năm tháng khủng hoảng kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, lạm phát vào bậc nhất thế giới, tới 774,7%... Nhưng từ sau Đại hội, nền kinh tế từng bước được khôi phục, lạm phát giảm; tháo gỡ dần khủng hoảng ở nước ta. Đây là Đại hội mở đầu cho đổi mới toàn diện, đặt nền móng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 125 - 127)