Đảng lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng lực lượng và phát triển phong trào cách mạng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 49 - 51)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

19 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia H.2000, tập 7, tr

4.2. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng lực lượng và phát triển phong trào cách mạng

phong trào cách mạng

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 (tháng 5-1941), Đảng ta bắt tay ngay vào việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết, xây dựng mặt trận Việt Minh, phát động phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 6-6-1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh Pháp đuổi Nhật. Cuối tháng 10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đích: Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước cùng nhau đánh đuổi Nhật – Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các đoàn thể quần chúng mang tên Hội cứu quốc đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc đã phát huy vai trò động viên, tổ chức nhân dân tham gia đánh Pháp, đuổi Nhật. Cao Bằng là nơi được chọn làm thí điểm cuộc vận động thành lập các đoàn thể cứu quốc và phát triển mặt trận Việt Minh. Nơi đây xuất hiện những ”xã hoàn toàn”, ”tổng hoàn toàn” toàn dân tham gia Việt Minh.

Trong Việt Minh, ngoài Đảng Cộng sản Đông Dương, các đoàn thể quần chúng cứu quốc còn có các đảng, phái cách mạng khác của người Việt Nam (Hội Văn hóa cứu quốc, đảng Dân chủ Việt Nam...) Ở Nam bộ, các

cán bộ Đảng đã khôn khéo vận động được nhiều đảng phái khác tham gia Việt Minh (Tân Dân chủ, Tổng Công đoàn, Thanh niên tiền phong, Việt Nam quốc gia, Cao Đài hợp nhất, Quốc gia độc lập, Công giáo,...)

Từ trong phong trào Việt Minh, công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được gấp rút thực hiện. Đảng đặc biệt chú trọng xây dựng các khu an toàn và căn cứ địa, lập đội tự vệ vũ trang. Từ tháng 10-1941, hai trung tâm Cao Bằng và Bắc Sơn – Võ Nhai được nối liền, hình thành vùng căn cứ địa rộng lớn ở Việt Bắc bao gồm từ Cao Bằng đến Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Giang, Vĩnh Yên và được xây dựng thành trung tâm của lực lượng khởi nghĩa.

Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, cải thiện đời sống, phong trào của nông dân chống bắt lính, bắt phu, chống cướp đất, chống thu thóc tạ; phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên ở các thành phố...

Đầu năm 1943, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh). Hội nghị chủ trương mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất, xác định toàn bộ công tác của Đảng phải nhằm vào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. Tháng 8-1944, Đảng kêu gọi toàn dân “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Nhân dân hưởng ứng góp tiền mua sắm vũ khí, phát triển các đội tự vệ, tổ chức tập luyện quân sự.

Lực lượng vũ trang đầu tiên được xây dựng mang tên Việt Nam cứu quốc quân. Sau cuộc chiến đấu chống càn ở Đình Cả, Tràng Xá (8-1941, 2- 1942), Việt Nam Cứu quốc quân tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng và quần chúng trong cả nước. Đầu tháng 5-1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau, tiến tới hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

Sau gần 3 năm chuẩn bị và xây dựng lực lượng, phát triển phong trào, Đảng Cộng sản Đông Dương với vai trò là hạt nhân của mặt trận dân tộc thống nhất đã lãnh đạo phong trào Việt Minh mở rộng và củng cố vững chắc căn cứ cách mạng; tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

phong trào tạo thành lực lượng chính trị rộng lớn; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn bị mọi mặt chờ đón thời cơ thuận lợi đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w