Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 94 - 99)

- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện

1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954-1975)

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền

của Đảng (9-1960) hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

- Cơ sở lý luận:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) tuyệt đối trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện lịch sử của nước ta, đề

ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cụ thể, trên cơ sở phân tích làm rõ nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mà tập trung làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là xã hội chủ nghĩa; Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó làm rõ tính tất yếu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ; quán triệt và vận dụng lý luận cách mạng không ngừng và nội dung thời đại ngày nay của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở quán triệt và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định phương hướng phát triển của miền Bắc là quá độ lên CNXH ; Nội dung đường lối chung, đường lối kinh tế; đường lối xây dựng văn hóa, đường lối đối ngoại... của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

- Cơ sở thực tiễn:

+ Trước hết, Đại hội Đảng lần thứ III căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân và truyền thống của dân tộc để hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Nhân dân miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung đều có nguyện vọng đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc; các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gìn giữ. Lợi ích của nhân dân và các giá trị truyền thống của dân tộc luôn luôn là căn cứ, điểm xuất phát, là gốc để Đại hội III của Đảng hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa cho miền Bắc.

+ Đại hội III của Đảng dựa trên cơ sở những đặc điểm của miền Bắc để hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một là: miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc

hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa miền Bắc chưa có cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì vậy mà Đại hội III của Đảng xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ.

Hai là: Đất nước tạm thời bị chia thành hai miền, miền Bắc đã được giải phóng còn miền Nam bị đế quốc Mỹ thay chân Pháp đặt ách đô hộ lên miền Nam, nhằm chia cắt lâu dài nước ta, chiếm miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa

kiểu mới, thành căn cứ quân sự của chúng. Đặc điểm này đặt ra cho Đại hội III phải đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai cuuocj cách mạng có quan hệ biện chứng, tác động thúc đẩy nhau cùng phát triển,thực hiện mục tiêu hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ Quốc.

Thứ ba: miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế vừa có

mặt thuận lợi nhưng đồng thời có mặt khó khăn phức tạp. Đặc điểm này đặt ra cho Đại hội III của Đảng phải đề ra đường lối đối ngoại vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa mềm dẽo, phù hợp nhằm tận dụng mọi thuận lợi đồng thời khắc phục vượt qua mọi khó khăn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên.

Tóm lại, trên cơ sở phân tích đầy đủ, sâu sắc những đặc điểm của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa, Đại hội III của Đảng đã xây dựng đường lối, xác định hình thức, bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cho phù hợp.

+ Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được Đại hội III đề ra còn căn cứ vào những điều kiện cho phép đó là: Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Có chính quyền dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo để chuyển sang làm nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa; Có khối đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội; Có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, trước đây Lênin coi đây là điều kiện bắt buộc đối với một nước tiểu nông muốn tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

+ Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng dựa trên những thành quả cách mạng của miền Bắc thời kỳ từ tháng 7-1954 đến trước tháng 9-1960. Thời kỳ này Đảng chưa chính thức công bố đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhưng đã khẳng định một số quan điểm lớn như: khẩn trương hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ; khôi phục kinh tế và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế, xây dựng kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; xác định đường lối cách mạng chung cho cả nước, khẳng định nhiệm vụ củng cố miền Bắc, chi viện miền Nam… Những quan điểm trên chi phối các bước đi của miền Băc trong thời kỳ này.

Từ năm 1954-1957, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đặt ra nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách là phải khôi phục kinh tế, giảm bớt khó khăn cho đời sống nhân dân. Công cuộc khôi phục kinh tế phải bắt đầu từ nông nghiệp để giải quyết vấn đề đời sống trước mắt. Cho nên, Đảng chủ trương khôi phục sản xuất nông nghiệp là trọng tâm. Trong thời gian ngắn, nông thôn miền Bắc đã nhanh chóng hồi sinh, hơn 14 vạn ha ruộng đất hoang hóa đã được đưa vào sản xuất, nhiều công trình thủy lợi đã được sửa chữa và đưa vào phục vụ sản xuất. Chỉ trong vòng 2 năm sau ngày hòa bình lập lại, sản xuất nông nghiệp đã vượt mức năm 1939 (năm cao nhất trước chiến tranh). Công cuộc khôi phục công nghiệp, giao thông vận tải cũng hoàn thành xuất sắc. Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế được chú trọng phát triển nhanh; hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương được xây dựng, củng cố trên toàn miền Bắc, đã phát huy hiệu lực trong việc quản lý nhà nước và huy động, tổ chức lực lượng toàn dân tham gia khôi phục kinh tế.

Song song với quá trình khôi phục sản xuất, Đảng chủ trương tiếp tục thực hiện cải cách ruộng đất. Đến tháng 7-1956, sau 8 đợt giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất (kể từ năm 1953), miền Bắc đã căn bản hoàn thành cải cách ruộng đất với kết quả cụ thể: đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ, xóa bỏ hoàn toàn sở hữu ruộng đất phong kiến và cách thức bóc lột kiểu phong kiến đối với nông dân; đem hơn 18 vạn ha ruộng đất cùng số trâu bò, nông cụ tịch thu của địa chủ chia cho hơn 2 triệu nông dân không có hoặc thiếu ruộng đất, giải phóng hoàn toàn nông dân, tạo điều kiện cho nông dân được làm chủ cuộc sống của mình; khối công nông liên minh được củng cố một cách thiết thực cả về chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo miền Bắc cải cách ruộng đất, Đảng đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng (đánh giá không sát thực trạng vấn đề ruộng đất ở nông thôn miền Bắc; vận dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài; chính sách và chỉ đạo thực hiện có những biểu hiện chủ quan, hiểu chưa đúng vấn đề đấu tranh giai cấp ở nông thôn…). Sau khi kiểm tra tình hình, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (9-1956), tiếp đó là Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (11-1958) Sau khi khẳng định kết quả của cải cách ruộng đất, Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai tự phê bình trước nhân dân và thành khẩn

tiến hành sửa sai một cách kiên quyết, khẩn trương, thận trọng và có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ. Thái độ chân thành tự phê bình của Đảng đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, uy tín của Đảng dần được khôi phục, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ngày càng được củng cố.

Thành quả khôi phục kinh tế và cải chá ruộng đất ở miền Bắc khẳng định đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đã tiếp cận được quy luật vận động khách quan của đời sống kinh tế, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, góp phần tạo sự ổn định chính trị - xã hội đất nước.

Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế và cải cách ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho miền Bắc triển khai thực hiện từng bước cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ 14 Trung ương Đảng khóa II đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế và văn hóa (1958-1960) đã xác định: cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và tư bản tư doanh là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt. Đảng chủ trương xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức chủ yếu: nhà nước (toàn dân) và tập thể, coi đó là tất yếu khách quan khi bước vào thời kỳ quá độ. Đồng thời, Đảng cũng nhấn mạnh, trong điều kiện của nước ta, cần phải tiến hành ngay các bước đi đó để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Thực hiện chủ trương của Đảng, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được đẩy mạnh vào năm 1958 và nhanh chóng trở thành cao trào. Chỉ sau hơn 2 năm, hợp tác hóa nông nghiệp được đánh giá là hoàn thành về cơ bản. Có 85,8% hộ nông dân tham gia hợp tác xã, chủ yếu là hợp tác xã bậc thấp, với 76% ruộng đất của nông dân ở miền Bắc. Đến cuối năm 1960, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập dưới hình thức hợp tác xã trong nông thôn miền Bắc. Việc nhanh chóng hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp là kết quả của nhiều nhân tố: sự quyết tâm của Đảng và chính quyền các cấp, khí thế cách mạng và khát vọng đổi đời của nhân dân… Song, cũng còn sự gò ép, áp đặt theo kiểu hành chính, chạy theo thành tích, trái với nguyên tắc tự nguyện, mặc dù nguyên tắc này được đặc biệt nhấn mạnh trong chính sách hợp tác hóa của Đảng.

Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ cũng diễn ra trong tình trạng tương tự: vội vàng, mệnh lệnh, gò ép, không tính đến yêu cầu xã hội và hiệu quả thực tế. Đến cuối năm 1960 đã có 100% hộ tư sản

công nghiệp; 97,2% hộ tư sản thương nghiệp và 99% hộ tư sản có phương tiện giao thông vận tải tiếp thu cải tạo, 45% người buôn bán nhỏ được tổ chức vào các hợp tác xã mua bán, gần 5 vạn lao động được chuyển sang khu vực sản xuất. Nhìn chung, việc cải tạo thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp vì những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hợp tác xã chưa có, nhất là năng lực quản lý… do đó, rất nhiều hợp tác xã vừa mới thành lập đã rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ và sớm tan rã. Thực trạng trên đòi hỏi cần phải xem xét lại chủ trương và có sự sửa đổi thích hợp, nhưng ta lại tiếp tục xây dựng, củng cố hợp tác xã theo mô hình đó trong nhiều năm tiếp theo, vì thế các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả.

Đối với giai cấp tư sản (công nghiệp, thương nghiệp), xuất phát từ quá trình lịch sử của giai cấp tư sản dân tộc trước đây, Đảng chủ trương cải tạo hòa bình bằng chính sách “chuộc lại và trả dần” dưới hình thức lãi suất phần trăm đi đôi với việc sắp xếp công ăn việc làm cho tư sản và gia đình họ. Công tác cải tạo thành phần kinh tế tư bản tư nhân được thực hiện nhanh chóng.

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục và y tế được Đảng quan tâm, năm học 1960- 1961, miền Bắc đã có 1.900.000 học sinh phổ thông; 13.000 sinh viên đại học, 30.700 học sinh trung học chuyên nghiệp. Năm 1960 đã có 2.965 nhà văn hóa, 211 trạm truyền thanh, xuất bản được 27,5 triệu cuốn sách, 61 triệu tờ báo và tạp chí. Về y tế đã có 203 bệnh viện và bệnh xá.

Kết quả của việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế và xã hội ở miền Bắc. Miền Bắc được củng cố, trở thành căn cứ địa vững chắc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng cả nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w