- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.
19 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia H.2000, tập 7, tr
4.1.3. Hội nghị Trung ương tháng 5-
Hoàn cảnh lịch sử:
Chiến tranh thế giới thứ hai ngày một lan rộng, tính ác liệt ngày một tăng, mở ra nhiều khả năng cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ngày 22- 6-1941, Đức tấn công Liên Xô, Liên Xô tham chiến làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh có lợi cho cách mạng. Do đó, Đảng ta phải theo dõi sát cuộc chiến tranh. Ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật – Pháp ngày càng lên cao, cả hai kẻ thù của nhân dân Đông Dương đang chờ cơ hội đánh sau lưng lẫn nhau.
Ngay sau khởi nghĩa Nam kỳ, ngày 13-1-1941, cuộc binh biến Đô Lương bùng nổ ở Nghệ An. Binh lính yêu nước dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Cung đã nổi dậy đánh chiếm đồn Chợ Rạng (Thanh Chương), kéo về Đô Lương rồi tiến về Vinh. Cuộc nổi dậy đã nhanh chóng thất bại.
Trong vòng hơn ba tháng, trên ba miền đất nước diễn ra ba cuộc khởi nghĩa và nổi dậy đã nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân và là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương.
Trong tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngày 28-1-1941, Người về đến Hà Quảng, Cao Bằng, đặt cơ sở làm việc, chuẩn bị mọi mặt để triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8.
Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, tại Pác Bó (Cao Bằng), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Hội phân tích sâu sắc tình hình chiến tranh thế giới thứ hai và dự đoán: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc thứ nhất đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”20.
Hội nghị xác định “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta”21.
Hội nghị khẳng định tính chất cuộc cách mạng Đông Dương trong lúc này là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là đế quốc, phát xít Pháp, Nhật và các lực lượng phản cách mạng, tay sai của chúng.
Hội nghị tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, “người cày có ruộng” nói chung, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương, đồng thời chủ trương giúp đỡ nhân dân Lào và nhân dân Campuchia thành lập mặt trận riêng ở từng nước. Các đoàn thể quần chúng được đổi tên thành Hội cứu quốc (Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc,…)
Hội nghị giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương với chủ trương không giữ khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hòa Dân chủ Đông Dương mà giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị chỉ rõ, sau khi giành độc lập, Việt Nam sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời chủ trương giúp đỡ Lào thành lập Ai Lao dân chủ cộng hòa, Cam Pu Chia thành lập Khơme dân chủ cộng hòa.
Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa, khẳng định nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại, chỉ ra điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi và hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
20 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, tập 7, tr.100.21Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, tập 7, tr.118 21Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, tập 7, tr.118
Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự,… tăng thành phần vô sản trong Đảng.
Hội nghị chính thức bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư của Đảng.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, đã hoàn chỉnh chủ trương nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, hoàn thiện đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc được đề ra từ Hội nghị thành lập Đảng, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 và 7, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.