Nghĩa của cao trào cách mạng 1936-

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 42 - 43)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

3.4.nghĩa của cao trào cách mạng 1936-

3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1936-1939 1 Hoàn cảnh lịch sử

3.4.nghĩa của cao trào cách mạng 1936-

Cao trào trào vận động dân chủ 1936-1939 là một phong trào cách mạng mang tính quần chúng rộng rãi, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia từ thành thị đến nông thôn trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt. Với những thắng lợi to lớn của các phong trào, cuộc vận động 1936-1939 được đánh giá là một thành quả hiếm có đối với một Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Vận động đấu tranh đòi cải cách không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ được sử dụng để phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến giải phóng dân tộc.

Cao trào đã thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công nhân, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng đã đem lại thắng lợi to lớn cho cách mạng. Qua lãnh đạo phong trào đấu tranh với những hình thức tổ chức phong phú, kết hợp hoạt động công khai, hợp pháp và bí mật, bất hợp pháp, cán bộ, đảng viên của Đảng được rèn luyện năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Uy tín, ảnh hưởng của Đảng lan sâu rộng trong quần chúng. Qua phong trào đấu tranh, lực lượng cách mạng mở rộng với sự hình thành của đội quân chính trị quần chúng với hàng triệu người, được tập hợp, tổ chức, giác ngộ, giáo dục, rèn luyện và thử thách

chuẩn bị điều kiện tiến tới những trận chiến đấu quyết liệt mới trong thời kỳ 1940-1945. Đây chính là nhân tố cơ bản quan trọng đảm bảo cho Cách mạng Tháng Tám diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu.

Qua cao trào, Đảng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá về xác định kẻ thù chủ yếu và mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng; về giải quyết đúng các mối quan hệ mật thiết giữa mục tiêu đấu tranh với hình thức và tổ chức đấu tranh; về xây dựng và lãnh đạo mặt trận, v.v...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 42 - 43)