Đảng lãnh đạo cao trào kháng Nhật, cứu nước

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 51 - 54)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

19 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia H.2000, tập 7, tr

4.3.1. Đảng lãnh đạo cao trào kháng Nhật, cứu nước

Hoàn cảnh lịch sử:

Đầu năm 1945, phe phát xít dồn dập bị thất bại, phát xít Đức bên bờ diệt vong, phát xít Nhật lâm vào tình thế khốn quẫn. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô tiến đánh vào sào huyệt của phát xít Đức ở Berlin, một loạt nước Trung, Đông Âu được giải phóng. Tháng 8-1944, Paris được giải phóng, chính phủ Đờgôn (Charles de Gaulle) lên cầm quyền.

Ở Đông Dương, dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, lực lượng cách mạng của quần chúng bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều phát triển mạnh mẽ, rộng rãi. Lúc này, mâu thuẫn Nhật – Pháp ở Đông Dương đã lên đến đỉnh cao. Đúng như dự đoán của Đảng, “cái nhọt bọc sẽ phải vỡ mủ”, ngày 9-3- 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Chiếm được Đông Dương, phát xít Nhật đã thi hành những chính sách phản động về mọi mặt đối với nhân dân Đông Dương, làm cho các tầng lớp nhân dân rơi vào tình cảnh cùng cực, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với bọn phát xít ngày càng sâu sắc. Nhân dân ta không còn con đường nào khác con đường vùng dậy đấu tranh giành lại quyền sống dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.

Nội dung Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:

Đúng vào đêm ngày 9-3-1945, Đảng ta đã triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Toàn bộ nhận định về tình hình và chủ trương mới của Đảng đề ra trong Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng được thể hiện trong bản Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng

ta” ra ngày 12-3-1945.

Chỉ thị phân tích tình hình, xác định kẻ thù chính, cụ thể, trực tiếp trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.

Khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật được thay cho khẩu hiệu đánh đuổi Nhật – Pháp.

Chỉ thị đánh giá tình thế cách mạng: cuộc đảo chính đã tạo ra khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa nhanh chóng đi đến chín muồi và dự kiến những thời cơ cụ thể để phát động khởi nghĩa (Đó là khi quân đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật, Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng Minh để phía sau sơ hở; hoặc khi cách mạng Nhật bùng nổ và thắng lợi, chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập; hoặc Nhật bị thua trận, bị mất nước như Pháp năm 1940, quân đội viễn chinh Nhật hoang mang, mất tinh thần...)

Từ việc nhận định tình hình thực tiễn, Đảng chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Các nhiệm vụ cần làm ngay là mở rộng mặt trận Việt Minh, tổ chức các đội du kích, đội tự vệ cứu quốc, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và thành lập Việt Nam giải phóng quân, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này. Các hình thức của thời kỳ tiền khởi nghĩa bao gồm: tuyên truyền xung phong, vũ trang tuyên truyền, biểu tình, phá kho thóc giải quyết nạn đói...

Chỉ thị cũng chỉ rõ, căn cứ vào tương quan lực lượng của ta và địch, khi tình thế cách mạng chín muồi, có thể tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi ở từng bộ phận để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, mau lẹ, kịp thời và sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng của Đảng. Nội dung Chỉ thị soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân mục tiêu, nội dung và phương pháp đấu tranh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.

Cao trào kháng Nhật, cứu nước:

Theo tinh thần của Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, từ giữa tháng 3-1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, kết hợp chặt chẽ, linh hoạt đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nhanh chóng phát triển lực lượng mọi mặt chuẩn bị chớp thời cơ giành chính quyền trong cả nước.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên

Nhân (Hưng Yên). Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra mạnh mẽ ở vùng thượng du, trung du miền Bắc. Tại Việt Bắc, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt châu, huyện, xã thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân.

Tại các trại giam ở Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò, Buôn Mê Thuột, hàng nghìn cán bộ cách mạng vùng dậy đấu tranh buộc địch phải trả tự do hoặc nổi dậy phá nhà lao, vượt ngục, tham gia lãnh đạo cao trào kháng Nhật, cứu nước. Ở Quảng Ngãi, số đảng viên trong trại an trí Ba Tơ đã khởi nghĩa, chiếm đồn, thành lập đội du kích Ba Tơ.

Trong khi đó, do thiên tai, mất mùa cùng với chính sách thu vét thóc gạo của Nhật – Pháp để phục vụ chiến tranh dẫn đến nạn đói làm chết gần 2 triệu người vào đầu năm 1945. Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của nhân dân. Phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế trước mắt mà còn mang nội dung chính trị. Những cuộc biểu tình vũ trang phá kho thóc là hình thức thích hợp để phát động, tập hợp quần chúng, dẫn dắt hàng triệu người tham gia đấu tranh cách mạng giành chính quyền.

Để chuẩn bị gấp rút cho cuộc tổng khởi nghĩa, giữa tháng 4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị nhận định tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này; quyết định phát triển lực lượng vũ trang, thống nhất các lực lượng vũ trang đã có thành Việt Nam Giải phóng quân, xây dựng các chiến khu, căn cứ địa kháng Nhật, mở trường, lớp huấn luyện quân sự, thành lập Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ…

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp, chuẩn bị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời). Ngày 15-5-1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

Ngày 4-6-1945, khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của các Ủy ban nhân dân cách mạng do dân cử

ra. Tân Trào (Tuyên Quang) được chọn làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước.

Tại các đô thị, phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, viên chức tiểu tư sản dâng cao. Các tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng ở nhiều xí nghiệp đã tổ chức hoạt động phá hoại sản xuất của địch, bí mật chế tạo vũ khí cho Việt Minh,… Khắp nơi nhân dân bí mật may cờ, rèn vũ khí. Cao trào kháng Nhật, khởi nghĩa từng phần sục sôi khắp cả nước. Tình thế cách mạng trực tiếp đang đến gần. Cả dân tộc đã chuẩn bị đầy đủ với khí thế sẵn sàng, chờ đón thời cơ tổng khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w