Đảng chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc để bảo vệ thành quả cách mạng sau cách mạng tháng Tám năm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 61 - 62)

- Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam.

2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN

2.1.1. Đảng chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc để bảo vệ thành quả cách mạng sau cách mạng tháng Tám năm

thành quả cách mạng sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc". Bản chỉ thị khẳng định cách mạng Đông Dương lúc này "vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập”; Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng; Chiến thuật của ta lúc này là lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược và thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào... kiên quyết giành độc lập – tự do – hạnh phúc dân tộc; Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là: củng cố chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân24; Chủ trương đối phó với từng loại đối tượng, từng kẻ thù trong nước, ngoài nước với phương châm: Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn có nguyên tắc nhằm thêm bạn bớt thù, không thỏa hiệp để làm mất độc lập, chủ quyền đất nước, nhưng sẵn sàng hòa hoãn, nhân nhượng về sách lược để giành thời gian xây dựng thực lực mọi mặt chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Vấn đề cơ bản đặt ra cho Đảng và nhân dân ta là giữ vững chính quyền cách mạng trước sự tấn công của những kẻ thù lớn mạnh, nguy hiểm và khắc phục những khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Để khắc phục khó khăn về kinh tế, Chính phủ phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống "giặc đói" và các cuộc vận động để giải quyết khó khăn về tài chính. Với chủ trương và những biện pháp kịp thời, "giặc đói" bị đẩy lùi, đây là thành tích lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

Song song với đấu tranh chống "giặc đói", Đảng và Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh diệt "giặc dốt". Ngày 6-9-1945, Chính phủ lâm thời ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để cấp tốc xóa nạn mù chữ cho nhân dân. Phong trào xóa nạn mù chữ đã phát triển rộng rãi khắp cả nước và lôi cuốn được toàn dân tham gia. Quyền được học tập là một trong những thành quả lớn lao, thiết thực mà cách mạng đã mang lại cho toàn thể nhân dân, điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đời sống tinh thần và văn hóa của nhân dân trong chế độ mới.

Để tăng cường sức mạnh về chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân được tiếp tục mở rộng trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh và tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới. Đồng thời, Đảng và chính quyền cách mạng cũng khẩn trương củng cố, xây dựng bộ máy nhà nước Trung ương, địa phương, xây dựng pháp luật để điều hành hoạt động của xã hội. Chỉ trong thời gian ngắn chính quyền nhân dân từ Trung ương đến cơ sở được kiện toàn, củng cố. Đây là một thành công lớn có ý nghĩa cả về đối nội và đối ngoại.

Để xây dựng và bảo vệ chính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng tiếp tục được xây dựng và phát triển nhanh về mọi mặt, nhằm vừa chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam vừa góp phần giữ vững ổn định xã hội, trừng trị bọn phản động trong nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w