MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 89 - 94)

- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện

5.MỘT SỐ KINH NGHIỆM

5.1. Kiên định lập trường, quyết tâm lãnh đạo nhân dân đánh thắng giặcMỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược là quyết tâm lớn của Đảng nhằm mục đích cuối cùng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là quyết tâm được Đảng khẳng định từ đầu và luôn kiên định trong suốt cuộc kháng chiến. Quyết tâm ấy được bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, ý thức làm chủ vận mệnh đất nước của người Việt Nam, được hun đúc từ ngàn đời nay. Mỗi khi Tổ quốc bị lâm nguy, dân tộc ta triệu người như một, sẵn sàng đứng lên chống giặc, cứu nước. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

5.2. Đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, độc lập và tự chủ

Khi kẻ thù thực hiện chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, Đảng đã xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Với chủ trương đúng đắn đó, phong trào Đồng khởi ở miền Nam đã nổ ra, nhanh chóng phát triển thành cao trào và giành thắng lợi, đưa cách mạng miền Nam vượt qua thử thách sống còn, chuyển từ thoái trào, giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Đây là chủ trương mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước rất độc đáo, sáng tạo của Đảng. Khi Mỹ tiến hành “Chiến tranh đặc biệt”, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phá “ấp chiến lược”, giành quyền làm chủ của quần chúng ở nông thôn; phát triển nhanh các lực lượng quân sự và kết hợp đẩy mạnh đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; thực hiện đánh địch bằng hai chân (chính trị, vũ trang), ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận), trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị). Chiến tranh nhân dân ở miền Nam từ đó từng bước phát triển đến đỉnh cao. Từ 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đã xuất hiện một số quan điểm đánh giá quá cao về sức mạnh của đế quốc Mỹ, từ đó, tỏ ra “sợ Mỹ”, thiếu lòng tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nhưng Đảng đã sáng suốt nhận định: Mỹ là một đội quân mạnh nhưng vào miền Nam không phải trong thế mạnh, mà trong thế yếu, thế bị động. Chỗ yếu cơ bản nhất của chúng vẫn là về chính trị. Còn về phía ta, lúc này, không chỉ đã mạnh về chính trị mà cả về quân sự. Đây là cơ sở để Đảng hạ quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 của Đảng (12-1965) đã đề ra nhiệm vụ “Động viên lực lượng cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào”. Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo kiên quyết giữ vững thế chiến lược tiến công, nhất là sau khi quân dân miền Nam đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 càng đẩy Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa vào thế bị động. Ở miền Bắc, quân và dân ta đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không”, kiên quyết bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện tích cực cho tiền tuyến lớn miền Nam. Thực tế đã chứng minh, quan điểm đánh giá so sánh lực lượng của Đảng là hoàn toàn chính xác. Sau Hiệp định Paris (1-1973), quân Mỹ và chư hầu buộc phải rút khỏi miền Nam, cục diện chiến

trường, so sánh lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn. Vấn đề đặt ra lúc này là liệu quân đội Việt Nam Cộng hòa có thể thay thế quân Mỹ, quân chư hầu và liệu Mỹ có khả năng can thiệp trở lại không? Trước tình hình bọn tay sai được Mỹ tiếp sức tiến hành các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm lại nhiều vùng giải phóng của ta, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 21 (7-1973) chỉ đạo cách mạng miền Nam kiên quyết tiến công, giữ vững vùng giải phóng, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ và đón thời cơ để tiến lên giành thắng lợi quyết định. Chiến thắng Thượng Đức (7-1974) khẳng định, chủ lực ta hơn hẳn chủ lực Việt Nam Cộng hòa. Đến chiến thắng Phước Long (1-1975), Đảng có cơ sở kết luận ít có khả năng Mỹ can thiệp trở lại và có can thiệp cũng không cứu vãn được tình hình. Tình thế phát triển nhanh chóng, Đảng đã nhạy bén nắm bắt tình hình, đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng, trong từng thời điểm cụ thể, kịp thời đề ra và điều chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam cho phù hợp, từ 2 năm theo xác định ban đầu rút xuống còn trong năm l975 và cuối cùng là trước mùa mưa. Bằng cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong vòng chưa đầy hai tháng.

5.3. Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc

Đảng sớm xác định miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước, sớm định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là quyết định đúng đắn, là cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương lớn vững chắc trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Xây dựng miền Bắc vững mạnh nhằm xây dựng thực lực cách mạng cho cả nước, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, tạo điều kiện để có thể chi viện lực lượng ngày càng lớn cho miền Nam và cùng miền Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước miền Bắc vừa là căn cứ địa cách mạng của cả nước, vừa là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến, vừa là tiền tuyến trực tiếp chiến đấu quyết liệt với không quân và hải quân Mỹ. Miền Bắc còn là nơi đặt các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy của Đảng và của Bộ Tổng tư lệnh, lãnh đạo toàn bộ cuộc cách mạng Việt Nam và điều hành chỉ huy chiến tranh trên cả hai miền Nam - Bắc. Đảng còn chăm lo xây dựng và

mở rộng những vùng căn cứ, vùng giải phóng ngay tại chiến trường làm hậu phương tại chỗ. Các vùng giải phóng, căn cứ hậu phương tại chỗ có thế liên hoàn trên cả 3 vùng chiến lược, nối liền với hậu phương lớn miền Bắc, cùng với căn cứ hậu phương của hai nước Lào, Campuchia dựa lưng vào nhau thành thế mạnh của chiến trường Đông Dương. Những căn cứ hậu phương tại chỗ là nơi đứng chân vững chắc của lực lượng chủ lực cơ động, nơi xuất phát để thực hiện những đòn đánh lớn trận quyết chiến, chiến lược. Chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông, vận chuyển chiến lược thông suốt, chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam cũng như đường vận chuyển chiến lược giữa Việt Nam, Lào, Campuchia. Những con đường Trường Sơn là biểu tượng ý chí và nghị lực lớn lao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

5.4. Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Đảng ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh của thời đại, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống đế quốc Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta để đánh thắng kẻ thù.

Dưới tác động của hoạt động đối ngoại và chính cuộc kháng chiến của nhân dân ta, một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã hình thành và phát triển. Đó là Liên Xô, Trung Quốc, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ.

* Câu hỏi thảo luận:

Phân tích quá trình hình thành, phát triển phương pháp cách mạng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)?

* Câu hỏi ôn tập:

Phân tích những nội dung của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, so sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược Việt Nam hóa và chiến lược “Chiến tranh

đặc biệt” của Mỹ. Những hậu quả của hai chiến lược trên để lại cho xã hội Việt Nam là gì, để khắc phục những hậu quả đó cần quán triệt những quan điểm nào của Đảng?

* Tài liệu tham khảo

1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị - Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập (các tập thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975)), Nxb. Chính trị quốc gia, H.

3. Hồ Chí Minh toàn tập (các tập thời kỳ 1945 - 1969), Nxb. Chính trị quốc

Bài 5:

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘIỞ VIỆT NAM (1954 - 1986) Ở VIỆT NAM (1954 - 1986)

A. Mục đích:

- Về kiến thức

+ Giúp học viên hiểu rõ quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 89 - 94)