- Đường lối kháng chiến của Đảng? Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện
2. Âm mưu và thủ đoạn cơ bản của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
4.1.4. ra nhiều quyết định xuất sắc về mặt chiến lược, nhất là ở những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến
thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến
Trước tình hình chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam, thẳng tay đàn áp các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nhân dân, phong trào cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó khăn, tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Chủ trương đúng đắn đó của Đảng đã tạo ra “làn gió mới”, khí thế mới, trở thành động lực thúc đẩy cách mạng miền Nam vững bước tiến lên. Mở đầu là phong trào Đồng khởi vào cuối năm 1959, sau đó, nhanh chóng phát triển thành cao trào Đồng khởi trên khắp miền Nam. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973), cục diện chiến trường chuyển biến có lợi cho ta. Nắm vững thời cơ chiến lược được mở ra sau gần 20 năm chiến đấu, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (7-1973) đã khẳng định và củng cố quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong thời gian sớm nhất. Sau thắng lợi của chiến dịch Đường 14 - Phước
Long, đã tạo cơ sở để Bộ Chính trị hạ quyết tâm, thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, đồng thời, đề ra phương án nếu thời cơ xuất hiện thì giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, thậm chí trước mùa mưa năm 1975…
4.2. Khuyết điểm
Trong một số bước chuyển lớn của cách mạng và chiến tranh, Đảng mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng về chỉ đạo chiến lược, đề ra phương pháp, phương hướng không phù hợp như trong giai đoạn 1954 - 1958, 1969, 1973. Thậm chí, chủ quan trong đánh giá tình hình, đặt ra yêu cầu quá cao so với khả năng thực tế. Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (đợt 1), thời cơ và khả năng bất ngờ không còn nữa nhưng Đảng vẫn tiếp tục phát động đợt 2 (5-1968) và đợt 3 (8- 1968). Ngoài ra, do mất cảnh giác và đánh giá không đúng bản chất phản động của tập đoàn Pôn Pốt nên từ ngày 3-5-1975 đến 1977, tuyến biên giới Tây Nam bị xâm lấn, nhiều đồng bào bị bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri giết hại.