Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính. Các yêu cầu về
Trang 25 quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh căn bản cũng như trong cơ cấu tổ chức của một ngân hàng. Với Basel II, kết quả của quá trình quản lý rủi ro sẽ được sử dụng để các ngân hàng thực hiện phân bổ vốn cho các bộ phận kinh doanh.
Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phù hợp với
tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốn tối
thiểu. Thay vào đó, Basel II giới thiệu khái niệm “3 trụ cột” (three pillar concept) để kết nối các yêu cầu về vốn với mức độ rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng.
Nếu như Basel I chỉ giới hạn trong việc đo lường rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng (ở mức cơ bản) thì Basel II giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận đa dạng hơn, và áp dụng cho cả ba loại rủi ro là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành. Như vậy, các ngân hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc đo lường các loại rủi ro, tùy thuộc vào điều kiện hiện tại của mình. Các phép đo lường mới cũng cho phép đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng sát với hoạt động thực tế hơn, nhờ đó giúp cho các ngân hàng có thể tiết kiệm được đáng kể về chi phí dự phòng vốn.