Điểm khác biệt tiếp theo trong chuỗi các đề xuất về chính sách của hiệp ước Basel III về quản lý hệ thống các NHTM là “tấm đệm vốn dự phòng tài chính”. Tấm đệm vốn dự phòng tài chính được sử dụng trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhằm đảm bảo rằng các NHTM có đủ vốn dự phòng nhằm bù đắp thiệt hại do những khoản nợ xấu trong giai đoạn suy thoái gây ra. Quy định về “tấm đệm vốn dự phòng tài chính” được sử dụng riêng biệt đối với quy định yêu cầu về vốn tối thiểu.
Theo quan điểm của Basel III, khi nền kinh tế tăng trưởng cao, các NHTM được yêu cầu duy trì tấm đệm vốn trên mức tối thiểu quy định và trong thời kỳ khủng hoảng,
Trang 57 tấm đệm vốn được duy trì thấp cho phép các NHTM có thể mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sau giai đoạn khủng hoảng, các NHTM cần cắt giảm phân bổ lợi nhuận (bao gồm cắt giảm chi trả cổ tức, cổ phiếu quỹ và các khoản chi tiền thưởng) để duy trì và bổ sung cho tấm đệm vốn hoặc các NHTM cũng có thể lựa chọn cách khác như huy động thêm vốn từ khu vực tư nhân nhằm duy trì vốn nội bộ. Việc chi trả cổ tức quá cao trong khi duy trì tấm đệm vốn thấp sẽ gây ra những rủi ro về hoạt động nếu sự phục hồi của nền kinh tế diễn ra chậm hơn so với dự kiến; Hơn thế, các ngân hàng đã đặt lợi ích của các cổ đông và nhân viên trên cả lợi ích của người gửi tiền, điều này không thể chấp nhận được. Sự cân đối giữa việc cắt giảm phân bổ lợi nhuận và huy động thêm nguồn vốn cần được nghiên cứu, bàn luận chi tiết giữa nhà quản trị và giám sát viên trong quá trình hoạch định chiến lược vốn.
Việc bổ sung các quy định về tấm đệm vốn dự phòng tài chính sẽ đảm bảo hoạt động của các NHTM trong giai đoạn suy thoái kinh tế và tạo cơ chế trong việc đảm bảo nguồn vốn dự phòng trong giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Duy trì nguồn vốn dự phòng vững chắc sẽ đảm bảo, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của NHTM trong suốt giai đoạn khủng hoảng, giảm thiểu tác động của rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế. Để làm được điều này, ủy ban Basel đã yêu cầu các NHTM phải bổ sung thêm vào tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vốn cổ phần phổ thông bậc 1 và lượng vốn tự có này phải là vốn tự có thực. Cơ quan thanh tra có quyền bắt buộc các ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu trên tỷ lệ tối thiểu về tấm đệm dự phòng tài chính này.
Quy định về tấm đệm vốn dự phòng tài chính sẽ từng bước được đưa vào thử nghiệm bắt đầu từ 01/01/2016 với tỷ lệ ban đầu 0,625% TSRR, tăng dần đến 1,25% từ 01/01/2017, 1,875% từ 01/01/2018 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2019 với tỷ lệ 2,5% tài sản rủi ro. Các quốc gia trải qua quá trình tăng trưởng tín dụng quá mức nên xem xét đẩy nhanh việc xây dựng các bộ đệm vốn dự phòng tài chính và đệm dự phòng rủi ro do chu kỳ. Ủy ban Basel cũng kiến nghị các cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định các giai đoạn áp dụng Basel III chi tiết và phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Như vậy, chuẩn mực Basel III về vốn và thanh khoản đã tập hợp các biện pháp cải cách toàn diện việc giám sát Ngân hàng đề ra khuyến nghị lộ trình thực hiện vào năm 2015
Trang 58 - 2018 tùy điều kiện của từng quốc gia. Basel III đề xuất nhiều tiêu chuẩn mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của lĩnh vực ngân hàng. Các tiêu chuẩn vốn và vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vốn nhiều hơn và chất lượng vốn cao hơn so với quy định của Basel II. Yêu cầu về vốn tối thiểu sẽ cao hơn thông qua quy định về đòn bẩy và tỷ lệ tính thanh khoản mới. Bên cạnh đó, quy chuẩn Basel III cũng cải thiện khả năng chống đỡ lại các cú sốc phát sinh từ áp lực tài chính và kinh tế; đồng thời, nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và đẩy mạnh tính minh bạch của khối ngân hàng.
Basel III được áp dụng cho khối ngân hàng nói chung và các định chế tài chính có vai trò quan trọng trong hệ thống (D-SIBs) nói riêng với ý tưởng nâng cao khả năng phục hồi của từng ngân hàng để giảm sự tác động trên toàn hệ thống. Basel III hứa hẹn sẽ là động lực mới thúc đẩy hệ thống tài chính toàn cầu trở nên vững mạnh hơn trong tương lai.