Đánh giá năng lực áp dụng Basel III của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 133 - 143)

3.3.2.1 Đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019

Trong giai đoạn 2011-2019, tình hình kinh tế vĩ mô cho thấy xu hướng ổn định và được cải thiện dần qua từng năm. Lạm phát được duy trì ở mức thấp ổn định đi kèm kinh tế duy trì mức tăng trưởng dương, dao động từ 5,6% đến 6,4%. Hệ thống ngân hàng được lành mạnh hóa và đang theo đúng lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2019, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn tồn tại những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Thu NSNN khó khăn trong khi chi tiêu và gánh nặng nợ công tăng nhanh khiến cho thâm hụt NSNN ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, cán cân thương mại dần được cải thiện nhưng chưa bền vững cũng làm cho cán cân thanh toán luôn khó dự đoán. Hoạt động của khu vực doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, nền tảng kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng số một trong việc quy định lộ trình thực hiện Basel III. Do đó, phần này hướng tới đánh giá toàn diện kinh tế Việt Nam và khả năng hấp thụ các quyết định khắc nghiệt của Basel III.

Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của OECD, việc áp dụng Basel III sẽ làm giảm mức tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 0,05 - 0,15 điểm phần trăm trong giai đoạn áp dụng theo lộ trình. Do đó, nhóm tác giả sử dụng phân tích VE và MII để đánh giá nội lực kinh tế Việt Nam, từ đó xác định khả năng đáp ứng các điều kiện về kinh tế vĩ mô cho áp dụng Basel III.

Sử dụng phân tích khả năng tổn thương vĩ mô (VE)

Phân tích VE được IMF xây dựng từ năm 2001 chú trọng vào việc đánh giá xếp hạng quốc gia. Cụ thể, việc thực hiện VE nhằm xác định và khắc phục những điểm yếu dễ bị tổn thương của nền kinh tế và hệ thống tài chính, đồng thời đánh giá nguy cơ xảy ra khủng hoảng để hạn chế những tác động tiềm tàng tiêu cực. Đồng thời, VE thực hiện phân tích theo kịch bản để định lượng nguy cơ rủi ro và đánh giá tác động lên các biến vĩ mô. Chỉ số tổn thương tổng thể được xây dựng từ việc tổng hợp các chỉ số thuộc các khu vực thành

Trang 132 phần nhằm đưa ra so sánh và phân tích định lượng đối với tổn thương căn bản của nền kinh tế. Kết quả tính toán chỉ số này là cơ sở để phân tích khả năng tổn thương phục vụ công tác giám sát rủi ro.

Phân tích VE dựa trên 5 chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản, bao gồm: (i) Tăng trưởng GDP và lạm phát; (ii) Thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) và nợ công; (iii) Cán cân thanh toán; (iv) Chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng; (v) Hoạt động khu vực doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, với việc tăng trưởng kinh tế dần đi vào ổn định, lạm phát được kiểm chế, cán cân thương mại được cải thiện trong giai đoạn 2011 –2019, mô hình phân tích khả năng tổn thương (VE) của Việt Nam cho thấy mức độ tổn thương của Việt Nam có chiều hướng giảm từ năm 2012. Tổn thương tổng thể vẫn duy trì ở mức trung bình, thấp hơn so với mức bình quân của nhóm nước mới nổi và tương đồng với nhóm các nước có thu nhập thấp. Khả năng tổn thương về tăng trưởng và hệ thống NH thấp hơn trung bình các quốc gia thu nhập thấp. Tuy nhiên, khả năng tổn thương khu vực tài khoá lại có nguy cơ cao hơn chủ yếu do thâm hụt ngân sách trong một thời gian dài và vấn đề nợ công. Bên cạnh đó, khả năng tổn thương khu vực doanh nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên, nhìn chung, khả năng tổn thương của nền kinh tế Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần.

Hình 3.7 Chỉ số tổn thương của nền kinh tế Hình 3.8 Tác động của cú sốc toàn cầu

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Cụ thể hơn, nhóm tác giả sử dụng mô hình VE phân tích kịch bản tác động của một cú sốc về tăng trưởng toàn cầu với các giả định: (i) kinh tế Mỹ hồi phục yếu hơn dự kiến,

Trang 133 (ii) khu vực đồng euro phục hồi chậm hơn, (iii) các nền kinh tế mới nổi không đạt được mức tăng trưởng như giai đoạn trước khủng hoảng và (iv) kết quả thực hiện chiến lược phục hồi kinh tế "ba mũi tên" của Nhật Bản không được như kỳ vọng. Theo kịch bản này, tăng trưởng của Việt Nam sẽ giảm 0,43 điểm phần trăm. Cú sốc này chủ yếu tác động thông qua kênh ngoại thương (cầu nước ngoài, giá hàng hoá và kiều hối giảm) và cán cân vốn (FDI và dòng ngoại tệ giảm). Sự suy yếu về vị thế đối ngoại do các yếu tố kể trên có thể được bù lại một phần nhờ nhập khẩu giảm do tăng trưởng yếu hơn và thu từ dầu thô giảm. Mặc dù Việt Nam có đủ dự trữ ngoại hối để hấp thụ được cú sốc này nhưng sự sụt giảm về sản lượng sẽ khiến cho nợ công tăng lên.

Sử dụng chỉ số bất ổn vĩ mô (MII) đánh giá nền kinh tế

Căn cứ vào số liệu vĩ mô 2011-2019 và kết quả ước tính 2020, chỉ số MII10 của Việt Nam đã giảm ma ̣nh so với giai đoa ̣n trước, cho thấy kinh tế vĩ mô đã mang tính bền vững hơn. Chỉ số MII được tính toán cho giai đoa ̣n từ 2011-2020 dựa trên 4 tru ̣ cô ̣t chính là: (1) Tỷ lê ̣ la ̣m phát; (2) Tỷ lê ̣ thâm hu ̣t ngân sách/GDP; (3) Tỷ lê ̣ nợ nước ngoài/GDP; và (4) Biến đô ̣ng của tỷ giá hối đoái. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số MII đã giảm nhanh nhờ la ̣m phát được đưa về mức thấp hợp lý và tỷ giá ổn đi ̣nh.

Phân tích khả năng tổn thương VE và chỉ số bất ổn vĩ mô MII cho thấy mức độ tổn thương của Việt Nam có chiều hướng giảm từ giai đoạn 2012 - 2015 và đang ở mức trung bình, thấp hơn so với mức bình quân của nhóm nước mới nổi và tương đồng với nhóm nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp còn nhiều điểm đáng quan ngại. Như vậy, các phân tích thực trạng kinh tế vĩ mô trên, môi trường kinh tế khá phù hợp để triển khai sớm Basel III tại Việt Nam.

10 Chỉ số MII được tính dựa trên các nghiên cứu của Fisher (1993), Ismiham và các cộng sự (2002), Jaramillo và Sancak (2007) về việc đánh giá sự ổn định và bất ổn của một nền kinh tế. Chỉ số MII dao động trong khoảng (0,1) và tỷ lệ thuận với sự bất ổn của nền kinh tế, nghĩa là giá trị của chỉ số biến động từ 0 đên s1 tương ứng với mức độ bất ổn của nền kinh tế ngày càng lớn.

Trang 134

3.3.2.2 Đánh giá năng lực áp dụng Basel III của hệ thống NHTM Việt Nam

Việc áp dụng các quy định của Basel III đòi hỏi phải dựa trên nền tảng hệ thống ngân hàng hoạt động kinh doanh đã tương đối lành mạnh. Do đó, nhóm tác giả triển khai đánh giá toàn diện hệ thống NHTM Việt Nam để xác định năng lực “hấp thụ” các quy định của Basel III.

Để đánh giá tổng quan an toàn của các NHTM Việt Nam, nhóm tác giả dựa trên 6 nhóm vấn đề: (i) Mức độ an toàn vốn và đòn bẩy; (ii) Chất lượng tài sản có; (iii) Chất lượng và năng lực quản lý; (iv) Khả năng sinh lời; (v) Thanh khoản; và (vi) Chính sách phân chia lợi nhuận.

Mức độ an toàn vốn và đòn bẩy

Có thể khẳng định rằng các NHTM đều đã và đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn trong giai đoạn 2011-2019. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM giai đoạn 2015-2019, cao hơn mức trung bình 13% cho giai đoạn 2011-2014. Như vậy, tỷ lệ CAR của hệ thống NHTM cao hơn nhiều tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN là 9%. Đối với vấn đề đòn bẩy tài chính, sử dụng số liệu tính đến tháng 12/2019, có thể thấy rằng đa phần các NHTM Việt Nam đều vượt tỷ lệ 3%. Bên cạnh đó, nếu tính theo hệ số đòn bẩy và CAR của Việt Nam, phần lớn các NHTM đều vượt qua ngưỡng [3%, 9%] (ngưỡng [hệ số đòn bẩy, hệ số CAR]). Nếu giả định hệ số CAR của các NHTM Việt Nam theo đúng chuẩn Basel III, số lượng các ngân hàng vượt qua ngưỡng [3%, 13%] cũng khá cao.

Theo chuẩn mực của Việt Nam, các NHTM về cơ bản đảm bảo được quy định ngưỡng tỷ lệ đòn bẩy và CAR. Tuy nhiên, mặc dù về mặt hình thức mức độ an toàn vốn của hệ thống đã có những cải thiện đáng kể khi hệ số CAR luôn được duy trì ở mức tương đối cao (>12% từ năm 2008 đến nay), nhưng thực chất vẫn còn những hạn chế khi xem xét theo chuẩn Basel II hoặc Basel III gồm: (i) các tài sản của các NHTM Việt Nam, nếu được xếp hạng theo phương pháp đánh giá nội bộ (IRB), sẽ có nguy cơ tụt giảm về bậc dẫn đến sự tăng lên của TSCRR; (ii) các NHTM chưa đưa vào rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường trong mẫu số các định hệ số CAR. Điều này khiến cho tài sản có rủi ro bị đánh giá thấp, dẫn đến sự tăng lên của hệ số CAR; và (iii) cách tính vốn tự có trong phần tử số cũng cho thấy phương pháp tính CAR theo Thông tư 36/2014 chưa xác định được “Vốn tự có thực”

Trang 135 như hướng dẫn của Basel III. Sự tăng lên của vốn tự có trong giai đoạn sau 2011 phản ánh rằng giá trị tăng lên này có thể đến từ sở hữu chéo khiến sự tăng vốn này chỉ là ảo.

Hình 3.9 Tỷ lệ CAR và đòn bẩy của các NHTM

Hình 3.10 Tỷ lệ CAR và đòn bẩy theo nhóm NHTM

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Như vậy, với những hạn chế trên, dù hệ số CAR của hệ thống NHTM cao nhưng chưa chắc chắn đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng. Đồng thời, quy chuẩn Basel III cũng đã nhấn mạnh việc đánh giá mức độ an toàn của các NHTM bên cạnh việc sử dụng hệ số CAR (Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro), cần sử dụng đồng thời hệ số đòn bảy tài chính (Vốn tự có/Tổng tài sản). Theo đó, cho dù hệ số CAR đảm bảo quy định an toàn tối thiểu (vượt quy định tối thiểu của cơ quan giám sát ngân hàng), nhưng hệ số đòn bảy quá thấp và/hoặc có sự suy giảm liên tục thì cần có những đánh giá lại chi tiết về mức độ an toàn của tài sản có của NHTM đó.

Chất lượng tài sản có

Trong khi tỷ trọng tài sản của khối NHTMCP đang có xu hướng tăng lên, nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong khu vực ngân hàng. NHTMNN chiếm thị phần quan trọng và nắm giữ trên 50% tổng tài sản trong hệ thống NHTM. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các NHTM và TCTD giai đoạn 2012-2015, việc thực hiện những thương vụ sát nhập NHTM cổ phần vào NHTMNN được dự báo sẽ tiếp tục làm tăng tỷ trọng tài sản của khối NHTMNN trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tổng mức tham gia của nhà nước vào hệ thống NHTM còn lớn hơn nếu tính cả phần vốn góp của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và

NHTMNN NHTMCP NHLD&NNg 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 10 20 30 40 VTC/TSRR VTC/TTS

Trang 136 NHTMNN tại một số NHTMCP. Tổng tài sản của hệ thống TCTD so với GDP có xu hướng ổn định trong khoảng 160-180%.

Xét về cơ cấu, cho vay khách hàng, cho vay trên thị trường liên ngân hàng và chứng khoán đầu tư là ba cấu phần lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản. Cho vay trên thị trường liên ngân hàng có chiều hướng giảm dần, phản ánh thanh khoản hệ thống NHTM được cải thiện, trong khi đầu tư vào chứng khoán (với tỷ trọng lớn nhất là TPCP) tăng dần, chứng tỏ sức hấp dẫn của TPCP là một kênh đầu tư thay thế an toàn với lợi nhuận ổn định. Tài sản có yếu tố nước ngoài duy trì ổn định quanh mức 5% tổng tài sản.

Xét về chất lượng các khoản tín dụng (chiếm phần lớn trong tổng tài sản của các NHTM), tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2012-2015 đã thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2007- 2011 sau khi triển khai hiệu quả Quyết định số 254/QĐ-TTg về Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”. Xu hướng này tiếp tục được cải thiện trong giai đoạn 2016-2019.

Tóm lại, công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực khi tốc độ tăng trưởng nợ xấu giảm dần và được kiểm soát tốt, các nguồn lực đã được huy động tối đa trong điều kiện hiện có, gắn với công tác tái cơ cấu hệ thống TCTD.

Chất lượng và năng lực quản lý

Thực tiễn quản trị ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã bộc lộ không ít những hạn chế mà nếu không khắc phục được thì công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ khó thành công. Những hạn chế có thể kể đến là:

Thứ nhất, chất lượng quản trị ngân hàng còn thấp hơn so với mức chung mặc dù đây là ngành được thanh tra, giám sát khá chặt chẽ. Công ty tài chính quốc tế (IFC) phối hợp cùng UBCKNN phát hành Báo cáo thẻ điểm Quản trị công ty năm 2011. Báo cáo đã đánh giá chất lượng quản trị doanh nghiệp dựa theo một nhóm tiêu chí, điểm số càng cao thì chất lượng quản trị càng tốt. Trong nhóm các doanh nghiệp tài chính, điểm số quản trị của các ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác có điểm số bình quân là 42, thấp hơn so với mức trung bình của các ngành tham gia chấm điểm lần này là 42,7. Điều đó chứng tỏ chất lượng quản trị trong các NHTM còn thấp, lý giải phần nào những tồn tại và hạn chế

Trang 137 của ngành trong thời gian gần đây.

Thứ hai,sự thay đổi liên tục các CEO của các ngân hàng trong thời gian gần đây đã cũng được coi là một trong những bất cập của hoạt động quản trị ngân hàng. Trong 5 năm trở lại đây, hơn một nửa các ngân hàng cứ 1-2 năm lại thay CEO một lần, và có xu hướng chạy lòng vòng quanh hệ thống ngân hàng. Hiện tượng này là do một số nguyên nhân như đổi chủ sở hữu, cơ cấu lại tổ chức, đặc biệt còn do xu hướng hợp nhất các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều lãnh đạo từ cấp phó tổng giám đốc trở lên ở nhiều ngân hàng đã chuyển sang làm việc cho các ngân hàng khác khi biết sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự cao cấp ở ngân hàng mình sau khi sáp nhập. Mặc dù phần nhiều là do nguyên nhân khách quan, nhưng hiện tượng thay CEO liên tục có thể gây tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, do biết “vòng đời” ngắn nên các CEO chỉ tập trung mục tiêu ngắn hạn như tăng trưởng huy động, tín dụng, lợi nhuận để có “thành tích”. Các mục tiêu dài hạn khác như quản trị rủi ro, quản trị hoạt động…ít được quan tâm.

Thứ ba, mô hình tổ chức và quản lý của các ngân hàng trong hệ thống vẫn bộc lộ một số nhược điểm cố hữu:

Một là, mô hình tổ chức và quản lý hiện tại được phân biệt chủ yếu theo chức năng

với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Cấp quản trị điều hành là HĐQT bao gồm Chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể. Cấp quản lý kinh doanh là Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban tham mưu giúp việc tại hội sở chính. Thực tế vai trò của HĐQT và Ban điều hành ở một số NHTM chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, HĐQT có thể bị rơi vào trường hợp: hoặc là không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc lại tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý.

Hai là, thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng, ban

nghiệp vụ, tạo điều kiện cho HĐQT và Ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 133 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)