Luật Ngân hàng Singapore (sửa đổi năm 2003) quy định mức an toàn vốn tối thiểu đối với một ngân hàng hợp nhất ở Singapore là 12%. Ngay từ khi Basel II ra đời vào năm 2004, Cơ quan quản lý tiền tệ Sigapore (MAS) đã xúc tiến ngay các bước để sớm thực hiện Basel II với mục tiêu là sẽ áp dụng Basel II cùng với thời điểm của các nước G-10. MAS đề cao mục tiêu của Basel II và tin rằng Basel II sẽ cải thiện tình hình quản trị rủi ro cũng như đáp ứng được mục tiêu giám sát của MAS. Lộ trình và cách thức triển khai áp dụng Basel II tại Singapore:
Từ tháng 7/2004 đến tháng 9/2007, MAS đã ban hành một loạt các hướng dẫn về phương pháp IRB và các đề xuất liên quan đến việc thực hiện Basel II tại Singapore. Những đề xuất và hướng dẫn này được gửi đến các ngân hàng và công bố trên website để lấy ý kiến. Sau khi nhận được ý kiến góp ý, MAS nghiên cứu và có phản hồi, giải thích một cách chi tiết. Những đề xuất về việc thực hiện Basel II được chia thành 6 giai đoạn: 8/2005, 3/2006, 6/2006, 11/2006, 5/2007 và 9/2007, trong đó giai đoạn 2, 3 và 5 tập trung vào RRTD và phương pháp IRB, phần được coi là quan trọng nhất trong trụ cột 1 của Basel II. MAS thành lập nhóm công tác trong ngành ngân hàng để xây dựng các yêu cầu về công bố thông tin và hệ thống báo cáo theo Basel II. Điều này giúp cho các ngân hàng của Singapore tham gia vào từ những bước đầu tiên của quá trình xây dựng chính sách.
MAS cũng tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ xuống các ngân hàng để đánh giá mức độ sẵn sàng của các ngân hàng đối với việc áp dụng phương pháp đo lường vốn cho RRTD phức tạp hơn theo Basel II. Việc rà soát này tập trung vào hệ thống giám sát và kiểm soát của ngân hàng, cũng như các quy trình và thủ tục nội bộ. Tại cấp HĐQT, MAS đánh giá mức độ đầy đủ và hiệu quả của các thông lệ quản trị rủi ro, đây là một phần của
Trang 44 trụ cột thứ 2 theo Basel II. Những cuộc khảo sát như vậy cũng đồng thời xem xét ý kiến tự đánh giá của ngân hàng đối với rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và mức độ đầy đủ vốn của họ.
MAS không yêu cầu các ngân hàng phải áp dụng một phương pháp nhất định nào trong số những phương pháp được đề ra theo Trụ cột 1, mà khuyến nghị các ngân hàng sẽ áp dụng phương pháp phù hợp nhất với trạng thái rủi ro của mình. Đồng thời, MAS khuyến khích các ngân hàng áp dụng phương pháp IRB tiên tiến đối với rủi ro thị trường và RRHĐ. Với vai trò là cơ quan giám sát đối với các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài, MAS tích cực hỗ trợ các sáng kiến trong cộng đồng các cơ quan thanh tra, giám sát nhằm thúc đẩy sự liên hệ và hợp tác trong việc thực hiện Basel II. MAS cũng cử cán bộ tham gia các khóa học về thanh tra, giám sát do các cơ quan giám sát nước ngoài tổ chức. MAS khuyến khích các cơ quan giám sát nước ngoài thúc đẩy việc áp dụng Basel II tại các ngân hàng của Singapore hoạt động tại nước đó. Những nỗ lực này nhằm chỉ ra những thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt, nhất là các ngân hàng hoạt động trên thị trường quốc tế, đồng thời tăng cường việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giám sát.
Ngày 14/12/2007, MAS ban hành Quy định về các yêu cầu an toàn vốn trên cơ sở rủi ro đối với các ngân hàng hợp nhất tại Singapore hay còn được gọi là các nguyên tắc Basel II. Theo đó, MAS bắt đầu áp dụng Basel II đối với tất cả các ngân hàng hợp nhất ở Singapore từ 1/1/2008.
Mặc dù việc áp dụng hiệp ước Basel có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là Basel II nhưng cũng có nhiều lo lắng về các hiệu ứng tiêu cực có thể có trong giai đoạn đầu áp dụng. Như đã phân tích ở trên, việc tăng độ nhạy cảm với rủi ro có thể tạo nên hiệu ứng phản ứng theo chu kỳ kinh doanh nếu chất lượng tài sản của ngân hàng có liên hệ mật thiết với chu kì kinh doanh. Hệ quả là, việc áp dụng tiêu chuẩn Basel sẽ trở nên phản tác dụng khi không đạt được mục đích tăng cường tính ổn định của hệ thống tài chính.