Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thực hiện chế độ báo cáo cho NHNN Việt Nam theo Thông tư 35/2015/TT-NHNN (Quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và Thông tư số 11/2018/TT-NHNN (Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 35/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện công bố thông tin theo Luật chứng khoán 2010 và Thông tư 155/2015/TTBTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực từ 01/01/2016. Ngoài ra, các NHTM có trách nhiệm báo cáo định kỳ và báo cáo theo các mảng sản phẩm và hoạt động cho NHNN khi có yêu cầu.
Để đảm bảo số liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời để phục vụ cho hoạt động báo cáo cho NHNN, các nhà đầu tư, đồng thời phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành hiệu quả trong nội bộ ngân hàng, các NHTM đã xây dựng các bộ phận thống kê hợp lý. Các bộ phận thực hiện tổng hợp báo cáo thống kê được bố trí theo nhiều lĩnh vực hoạt động, ở hội sở chính và tất cả các chi nhánh. Bộ phận thống kê ở các chi nhánh chịu trách nhiệm định kì thu thập thông tin lên cho bộ phận thống kê của trụ sở chính tổng hợp và lập báo cáo. Công nghệ thông tin và cán bộ phục vụ công tác thống kê và thông tin cũng được các NHTM đầu tư thích đáng. Các NHTM Việt Nam đã và đang thực hiện hiện đại hoá ngân hàng, mua phần mềm hiện đại của nước ngoài. Các NHTM đã tổ chức được hệ thống kế toán tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống.
Các NHTM thực hiện việc minh bạch và công khai các số chủ yếu thông qua việc công bố hàng năm Báo cáo Tài chính hoặc Báo cáo thường niên, Báo cáo hoạt động quản
Trang 105 trị trên các trang mạng của ngân hàng. Thông tin được công bố gồm thông tin liên quan đến hoạt động quản trị ngân hàng và các chỉ tiêu tài chính như tăng trưởng tín dụng, nguồn vốn, các chỉ tiêu về lợi nhuận, hệ số CAR, phân loại nợ, dư nợ và trích lập dự phòng… Song việc công bố các báo cáo thường rất chậm. Đến năm 2017, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT mới chỉ công khai báo cáo thường niên 2011, 2012 trên hệ thống trang chủ của ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay, NH Nông nghiệp đã công bố báo cáo thường niên cho đến năm 2019. Một số ngân hàng không công bố hoặc công bố không đầy đủ hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Ví dụ, Ngân hàng này chỉ đơn giản công bố đã thực hiện yêu cầu về hệ số CAR của NHNN trên 9%. Một số NHTM khi công bố hệ số an toàn vốn nhưng lại không công bố tỉ lệ vốn các cấp và giá trị tài sản rủi ro. Những thông tin quan trọng cần phải được công bố theo quy định trong trụ cột 2 của Basel II như vốn chủ sở hữu, vốn cấp 1, cấp 2, những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro, quy trình đánh giá và giám sát rủi ro, mức độ an toàn vốn của ngân hàng chưa được công bố công khai và đầy đủ bởi các NHTM. Đối với chỉ tiêu công bố và minh bạch hóa thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả các ngân hàng đang có mức điểm thấp chỉ khoảng 12,1/30. Điểm số này của một số nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore hay Malaysia vượt qua ngưỡng 17/30 điểm.
Minh bạch và công khai thông tin luôn là một trong các động lực quan trọng giúp các NHTM ổn định và phát triển. Cơ sở dữ liệu làm căn cứ cho hoạt động giám sát tài chính từ phía cơ quan quản lý ngân hàng và các nhà đầu tư là nguồn thông tin tài chính. Tính minh bạch trong hoạt động tài chính sẽ góp phần trong sạch bộ máy tài chính của nền kinh tế. Song hiện nay, công khai minh bạch tài chính và xây dựng hệ thống thông tin đa chiều có độ tin cậy và cập nhật còn hạn chế. Vấn đề công khai thông tin tài chính vẫn chưa được thực hiện sâu rộng, điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
(i) Khung pháp lý chế độ kế toán tài chính đối với NHTM còn yếu kém, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam chưa ban hành các chuẩn mực tương đồng với một số chuẩn mực trong IAS, IFRS có tính chất đặc thù, có tác động lớn đến hoạt động của NHTM. Có sự không thống nhất về phương pháp tính và trình bày một số chỉ tiêu trên khoản mục BCTC, khi thực hiện BCTC theo thông lệ quốc tế và theo VAS với các văn bản
Trang 106 hướng dẫn khác của NHNN. Ví dụ: Theo quy định của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS 09: Dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở xác định các khoản lỗ tín dụng theo mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (expected lost). Các khoản lỗ tín dụng được dự kiến là giá trị bình quân gia quyền của các khoản lỗ tín dụng với các rủi ro tương ứng của một sự phá sản xảy ra như là trọng số. Theo quy định của VAS và văn bản hướng dẫn của NHNN QĐ 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Các khoản dự phòng được trích lập trên cơ sở tỷ lệ phần trăm, theo quy định của NHNN tương ứng với nhóm nợ đã được bộ phận tín dụng của NHTM đánh giá và phân loại. Trong đó, dự phòng chung được trích lập bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ, từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể được trích lập theo tỷ lệ cụ thể từ nhóm 2 đến nhóm 5 là: 5%, 20%, 50% và 100% (đối với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ thì tỷ lệ trích lập tương ứng là 2%, 25%, 50% và 100%).
(ii) Hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM chưa tốt, chất lượng thanh tra, giám sát
NHTM của NHNN chưa cao nên mức độ tuân thủ của cán bộ ngân hàng không nghiêm, không đồng nhất (Loan, 2018).
(iii) Tính pháp chế tài chính chưa nghiêm, chưa tạo sự răn đe cho những trường hợp vi phạm luật pháp tài chính về công bố thông tin. NHNN vẫn chưa có yêu cầu chính thức về việc các NHTM phải công bố những thông tin cần phải được minh bạch như quy định trong trụ cột 3 của Basel II.
(iv) Cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên hệ thống thông tin chưa đồng bộ, thống nhất giữa các vùng miền nên khả năng tiếp cận, xử lý thông tin không kịp thời. Nhiều NHTM cũng rất khó khăn trong việc khai thác thông tin từ các NHTM khác hoặc số liệu chung của toàn ngành ngân hàng. Trung tâm CIC đang trong giai đoạn tập hợp dữ liệu nên chưa phát huy được vai trò trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến các khách hàng.
(v) Tâm lý che dấu thông tin vẫn còn phổ biến. Đa số các NHTM vẫn chưa ý thức việc phòng chống rủi ro và đảm bảo an ninh tài chính thông qua cung cấp thông tin tài chính chính xác và cập nhật. Một mặt việc xây dựng hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu tài chính chưa đồng bộ, mặt khác tư tưởng đối phó với hoạt động thanh tra nên không cung
Trang 107 cấp đầy đủ những thông tin cần thiết gây cản trở cho hoạt động minh bạch và công khai trong hệ thống ngân hàng, làm giảm hiệu quả của quá trình giám sát. Nghiên cứu thực nghiệm của Phương và My (2020) ở 33 ngân hàng ở Việt Nam cho thấy mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các ngân hàng không cao; các yếu tố cơ cấu hội đồng quản trị và kỷ luật thị trường không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các ngân hàng.
(vi) Trình độ ứng dụng CNTT của các NHTM còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ thống kê còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
3.2 Các quy định của Việt Nam trong giai đoạn hiệu lực của Basel