Basel II mang lại cơ hội cho các ngân hàng Mỹ trong việc phát triển hệ thống theo hướng an toàn và bền vững hơn. Thứ nhất, Basel II hoàn chỉnh hơn với việc đề cập đến RRHĐ và rủi ro thị trường. Điều này rất có ý nghĩa với một số lượng lớn các ngân hàng Mỹ, vì chúng hoạt động như những ngân hàng đa năng, và một số loại hình dịch vụ bị ảnh hưởng lớn bởi RRHĐ thì đang chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu. Thứ hai, Basel II mở rộng phạm vi áp dụng cho các ngân hàng, tổ chức trên cơ sở sáp nhập hoặc hợp nhất, điều này có ý nghĩa là không chỉ dừng lại ở các ngân hàng hoạt động đơn thuần túy mà nó còn áp dụng cho các ngân hàng hoạt động theo kiểu tập đoàn, hay theo kiểu mô hình ngân hàng mẹ,… Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì xu thế hiện nay là các ngân hàng đang dần sáp nhập với nhau để tạo thành các tập đoàn mạnh, có sức cạnh tranh
Trang 26 lớn. Mỹ là một trong những quốc gia có những thương vụ hợp nhất và sáp nhập với quy mô lớn nhất kể cả trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đang có xu hướng tăng lên khi các ngân hàng đang dần mở rộng pham vi hoạt động trên toàn cầu. Thứ ba, Basel II cung cấp cho các cơ quan giám sát của Mỹ những thông tin sát thực hơn và rõ ràng hơn về việc đánh giá rủi ro hệ thống trong hệ thống ngân hàng thông qua chu kì tín dụng. Dưới việc áp dụng phương pháp nâng cao trong việc đánh giá rủi ro thì các ngân hàng sẽ có được thông tin tốt hơn về việc rủi ro có thể thay đổi như thế nào thông qua chu kỳ tín dụng. Như vậy, Basel II đã xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa việc tiếp cận của các cơ quan giám sát đến vốn pháp định với cách họ giám sát hoạt động của các ngân hàng, từ đó dễ dàng để các tổ chức này đánh giá việc tuân theo của các tổ chức tín dụng hay thông báo kịp thời nếu như có vi phạm. Thứ tư, FED đang chủ trương áp dụng Basel II trên phương pháp IRB nâng cao. Đây là một phương pháp mới được đưa ra trong Basel II và nó mang lại tính chủ động cao cho các tổ chức áp dụng cũng như là các cơ quan giám sát, bằng việc tự dự đoán cũng như tính toán các rủi ro dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan giám sát, các NHTM sẽ nắm bắt được chính xác nhất những rủi ro mình có thể gặp phải, từ đó tăng sự an toàn trong hoạt động. Cuối cùng với quy định về các tính minh bạch thị trường, có thể coi như một trong những tiêu chuẩn mà bất cứ hệ thống tài chính trên bất kì quốc gia nào cũng đều hướng tới. Ở Mỹ, vấn đề này cũng đang được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, với việc áp dụng Basel II, người ta kì vọng tính minh bạch sẽ được nâng cao hơn, nhờ đó tất cả các thành viên tham gia trên thị trường đều có thể nắm bắt được mức độ rủi ro của các NHTM, từ đó có những quyết định chính xác cho việc đầu tư.
Tuy nhiên, việc áp dụng Basel II sao cho hiệu quả cũng là bài toán khó cho hệ thống ngân hàng Mỹ. Sau đây là một số thách thức mà chúng ta có thể nhận thấy trong quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng Basel II tại Mỹ. Thứ nhất, việc áp dụng Basel II trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cuối năm 2007 là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi việc nâng cao yêu cầu về quản lý rủi ro sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cho vay của các ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang còn chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, việc áp dụng Basel II càng phải mang tính chắc chắn là không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Thứ hai, đó là những thách thức từ
Trang 27 khả năng tài chính của các ngân hàng để đảm bảo những yêu cầu mà Basel II đặt ra. Trên thực tế, FED dự định chỉ áp dụng Basel II cho hệ thống ngân hàng với các phương pháp tiếp cận nâng cao trong đo lường rủi ro (IRB nâng cao, AMA), các phương pháp này đòi hỏi phải có những công cụ đo lường hiện đại, hệ thống thông tin dữ liệu tiên tiến. Tuy các ngân hàng lớn tại Mỹ hầu hết đang nắm giữ những điều kiện tốt nhất trong việc đo lường rủi ro, nhưng nó chỉ phát huy hiệu quả tối đa với phương pháp SA, còn khi chuyển sang phương pháp IRB nâng cao thì lại cần một lượng chi phí lớn bỏ ra mà không phải bất kì ngân hàng nào cũng có được. Không chỉ vậy, chi phí bỏ ra lớn, cùng với yêu cầu về vốn tổi thiểu cũng tăng lên nếu rủi ro tăng lên sẽ làm tăng chi phí biên, giảm lợi nhuận sẽ là lo sợ của hầu hết các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp IRB nâng cao trong đo lường rủi ro sẽ chỉ phát huy tốt nhất nếu có các cơ quan giám sát hoạt động thực sự hiệu quả. Ngược lại sẽ làm tăng nguy cơ các ngân hàng gian lận trong quá trình đánh giá rủi ro, từ đó dẫn đến tình trạnh cạnh tranh không công bằng trong hệ thống ngân hàng. Thứ ba, đó là sự không đồng đều trong quy mô của các ngân hàng ở Mỹ, dàn trải từ các tập đoàn cực lớn hoạt động đa quốc gia, với đủ các loại hình dịch vụ cho đến các ngân hàng địa phương chỉ hoạt động trong quy mô nhỏ và các loại hình dịch vụ đơn giản. Nếu áp dụng Basel II cho đồng loạt các ngân hàng thì dẫn đến sự ảnh hưởng không tốt đến tình hình hiện tại cũng như tiềm năng phát triển của các ngân hàng nhỏ do phải bỏ ra một chi phí lớn cho việc thực hiện tiêu chuẩn mới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sáp nhập, mua lại mà các ngân hàng nhỏ lo sợ.
Lộ trình áp dụng Basel II ở Mỹ
Như vậy, những cơ hội và thách thức đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải tìm ra những phương pháp thích hợp với một lộ trình hợp lý để việc áp dụng Basel II là có hiệu quả tốt nhất đối với hệ thống ngân hàng trong nước.
Các cơ quan điều hành ở Mỹ đóng vai trò đi đầu trong việc phát triển và cho ra đời Basel II, trong đó bao gồm những đề xuất cho việc đảm bảo yêu cầu an toàn, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù tất cả các quốc gia thành viên trong hội đồng Basel và một vài các quốc gia khác trên thế giới có hệ thống ngân hàng năng động đều đã đồng loạt áp dụng Basel II, thì cơ quan điều hành của
Trang 28 Mỹ cũng mới chỉ thông báo cho việc chấp thuận áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ, và việc áp dụng này có rất nhiều điểm khác biệt so với các quốc gia đã áp dụng trước đó.
Với việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức, năm 2003, cơ quan điều hành Mỹ đưa ra quan điểm về việc áp dụng Basel từng phần ở Mỹ. Với cách tiếp cận này, Mỹ sẽ chỉ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn, hoạt động đa quốc gia đảm bảo đủ điều kiện về vốn: tổng tài sản hợp nhất từ 250 tỷ USD và hoạt động chi nhánh nước ngoài là từ 10 tỷ USD. Các ngân hàng này áp dụng phương pháp IRB nâng cao cho RRTD, AMA cho RRHĐ để tính toán mức dự phòng vốn cần thiết cho các loại rủi ro trên. Với quyết định này, chỉ có 11 ngân hàng Mỹ nằm trong nhóm trên. Nhóm tiếp theo bao gồm các ngân hàng lớn hoạt động trong phạm vi nội địa, các ngân hàng này được khuyến khích thực hiện phương pháp nâng cao nhưng hoàn toàn không bắt buộc. Nhóm các ngân hàng còn lại thì vẫn tiếp tục các nguyên tắc đã có (theo Basel I) trong việc đánh giá rủi ro trừ khi họ đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tiếp cận phương pháp nâng cao thì sẽ được xem xét cho thực hiện.
Việc phân nhóm ngân hàng như trên đã cho thấy quan điểm của Mỹ là hiệp ước Basel nên được áp dụng trước tiên cho các ngân hàng đa quốc gia. Bên cạnh đó, việc quyết định chỉ áp dụng hai phương pháp IBR nâng cao và AMA trong tính toán RRTD và RRHĐ chứ không cho phép lựa chọn đầy đủ các phương pháp được đưa ra trong Basel II vì Mỹ cho rằng lợi ích mà Basel đem lại sẽ được kỳ vọng lớn nhất khi áp dụng hai phương pháp này. Lý do được đưa ra là nhằm giảm sự hỗn tạp trong việc lựa chọn các phương pháp khác nhau, và quan trọng hơn nó sẽ tránh được việc các tổ chức tín dụng sẽ cố tình chọn phương pháp sao cho mang lại chi phí vốn thấp nhất. Về quyết định không áp dụng Basel đối với các ngân hàng còn lại cũng được các nhà chức trách của FED giải thích khá rõ ràng. Các ngân hàng này vẫn đang áp dụng Basel I, do đó quy định về vốn pháp định xem như vẫn đang được đảm bảo. Hơn thế, bảng cân đối, cũng như cơ cấu hoạt động của các nhóm ngân hàng này là cũng khá đơn giản, vì vậy không nhất thiết phải bắt các ngân hàng này chịu chi phí quá lớn cho việc áp dụng các phương pháp IRB nâng cao trong đánh giá rủi ro, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cũng như triển vọng phát triển của họ.
Trang 29 Các cơ quan điều hành của Mỹ tin tưởng rằng việc áp dụng từng phần sẽ tối thiểu hóa những trở ngại khi áp dụng Basel II. Những ngân hàng được yêu cầu áp dụng Basel II có khả năng tiếp cận hệ thống quản lý rủi ro với đầy đủ các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, vì vậy họ được kỳ vọng sẽ có chi phí biên nhỏ nhất nếu tiến hành Basel II như quy định.
Tại Mỹ, một số ngân hàng cho rằng việc áp dụng Basel ở các ngân hàng bắt buộc theo phương pháp nâng cao, cùng với việc thay đổi các hệ số rủi ro như vậy sẽ đặt họ vào vị trí cạnh tranh không thuận lợi. Kể từ khi phương pháp này được hiệu chỉnh để giảm chi phí vốn thấp nhất cho hầu hết các mức dư nợ thì các ngân hàng càng thêm lo sợ là họ sẽ trở thành mục tiêu thôn tính của các ngân hàng lớn hay không đủ sức cạnh tranh trong môi trường mới.
Trong năm 2006, một số ngân hàng lớn như Citigroup, JPMorgan Chase, Wachovia và WAMU đã yêu cầu được lựa chọn phương pháp SA thay vì phương pháp IRB nâng cao trong áp dụng Basel II. Bốn ngân hàng này cho rằng việc áp dụng SA trong đo lường rủi ro là đơn giản hơn và chi phí ít hơn so với IRB nâng cao, vì vậy họ sẽ không bị bất lợi trong cạnh tranh khi phải bỏ thêm chi phí để có được các phương tiện kĩ thuật đảm bảo tiêu chuẩn cho việc áp dụng phương pháp mới. Mặc dù trước những quan điểm trái ngược như vậy, nhưng để bảo vệ quyết định của mình, FED tiếp tục khẳng định rằng phương pháp SA đang đem lại rất nhiều bất cập và nó là nguyên nhân cản trở việc thi hành Basel II ở Mỹ.
Cuối cùng, việc tiến hành Basel II ở Mỹ bị chậm hai năm so với các nước khác. Đến ngày 20/07/2007, FED ban hành quyết định cuối cùng cho việc thi hành hiệp ước an toàn vốn Basel II.
Kinh nghiệm các NHTM của Mỹ chuẩn bị cho Basel II
Theo như các nguyên tắc quy định đối với việc thi hành Basel II tại Mỹ, các NHTM Mỹ, bao gồm ba nhóm ngân hàng lớn hoạt động phạm vi quốc tế, ngân hàng lớn hoạt động phạm vi nội địa, và ngân hàng nhỏ, đã có những chuẩn bị sau đây:
Ngân hàng lớn hoạt động phạm vi quốc tế: Các ngân hàng thuộc nhóm này cần thiết lập một kế hoạch áp dụng cụ thể, xây dựng và duy trì các kế hoạch toàn diện đúng đắn cùng với việc hoàn thiện mô hình quản lý để giám sát việc thi hành theo như đã mô tả trong bản kế hoạch. Trước khi tiến hành áp dụng Basel II một cách chính thức với phương pháp
Trang 30 nâng cao, các ngân hàng này cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn được yêu cầu. Các tiêu chuẩn này bao gồm một quá trình hoàn thiện cho việc đánh giá tổng số vốn đủ cho hệ thống rủi ro của mỗi ngân hàng; một chiến lược toàn diện cho việc duy trì một mức vốn thích hợp; hệ thống hóa quy trình quản lý rủi ro cũng như hệ thống báo cáo thông tin; hoàn thành các trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu cho việc đo lường rủi ro tùy theo quy mô, loại hình hoạt động của mỗi ngân hàng. Trong bản kế hoạch các ngân hàng này nộp lên phải loại trừ các loại hình kinh doanh, các danh mục đầu tư, hoặc những khoản dư nợ không quan trọng và có ảnh hưởng nhiều từ việc thay đổi sang phương pháp nâng cao. Ngược lại, bản kế hoạch cần chỉ rõ thời gian ước tính cho việc hoàn thành quá trình chuẩn bị (không quá 36 tháng) để tiến hành áp dụng Basel II một cách chính thức. Bên cạnh đó, bản kế hoạch cũng phải mô tả rõ những nguồn lực ngân hàng đã dự thảo sẵn cho việc áp dụng Basel II. Trong suốt giai đoạn thi hành phương pháp nâng cao, các ngân hàng cần có mối liên hệ khăng khít với cơ quan giám sát liên bang để đảm bảo việc đo lường và hệ thống quản lý rủi ro đang hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy. Ngân hàng lớn hoạt động phạm vi địa phương: có thể đề nghị được áp dụng Basel II vào bất kì thời điểm nào nhưng cần phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra cho Ngân hàng lớn hoạt động phạm vi quốc tế. Nếu được cho phép, sẽ thực hiện đúng những yêu cầu đặt ra cho Ngân hàng lớn hoạt động phạm vi quốc tế.
Các ngân hàng quy mô nhỏ: tiếp tục áp dụng Basel I, ngoài ra còn có thể tiếp cận việc đo lường một số rủi ro được đề cập đến trong Basel II với phương pháp tiếp cận chuẩn. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ cấu để tiến tới việc áp dụng Basel II với phương pháp nâng cao trong tương lai.