Đối với nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 102 - 103)

Với 15 nguyên tắc cơ bản về Giám sát Ngân hàng rủi ro lãi suất trong Sổ sách ngân hàng, ủy ban Basel định hướng các NHTM phải đảm bảo cơ cấu các hoạt động kinh doanh và mức độ rủi ro lãi suất được quản lý hiệu quả. Theo đó, các Ngân hàng cần phải có bộ phận đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro với chức năng nhiệm vụ rõ ràng, độc lập khỏi những bộ phận kinh doanh và báo cáo trực tiếp cho Ban điều hành. Theo đó, ngân hàng cần phải đo lường được khả năng tổn thất trong điều kiện căng thẳng của thị trường; bao gồm việc liệt kê những giả định chủ yếu và xem xét những kết quả đó khi thiết lập và đánh giá chính sách, hạn mức đối với rủi ro lãi suất của ngân hàng. Khuyến nghị của ủy ban Basel là sử dụng mô hình VaR. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng 2007- 2009, mô hình VaR cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Ủy ban Basel đã xây dựng hiệp ước Basel III với các gợi ý hoàn thiện hơn nữa các phương pháp đo lường rủi ro lãi suất. Cụ thể, ủy ban Basel đã khuyến nghị việc áp dụng phép thử Stress-test (kiểm tra khả năng chống đỡ) trong hiệp ước Basel III. Với phép thử Stress-test, ngân hàng sẽ đưa ra những bối cảnh của các nhân tố rủi ro như lãi suất, tỷ giá… biến động khác xa so với điều kiện bình thường, qua đó xác định VaR ứng với từng bối cảnh đó, từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp về vốn.

Trang 101 Từ việc định lượng chính xác, ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp với mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng gặp phải và công bố công khai ra công chúng những thông tin trên. Nếu cơ quan giám sát xác định ngân hàng không nắm giữ mức vốn phù hợp với mức độ rủi ro lãi suất sổ sách, họ phải xem xét các hành động chỉnh sửa, yêu cầu ngân hàng hành động để hoặc giảm rủi ro hoặc tăng vốn hoặc kết hợp cả hai. Như vậy, các ngân hàng có các chính sách quản lý và các quy trình rủi ro để nhận dạng, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm nhẹ rủi ro thị trường; cơ quan thanh tra phải có quyền áp đặt các hạn mức cụ thể hoặc chi phí vốn cụ thể đối với các mức độ rủi ro thị trường.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)