Đối với nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 103 - 104)

Trong các nguyên tắc của ủy ban Basel về giám sát hiệu quả ngân hàng, nguyên tắc số 14 hướng kì vọng vào việc xác định xem mỗi tổ chức tín dụng có quy trình quản lý thanh khoản toàn diện và hiệu quả hay không. Tài liệu quan trọng thứ hai liên quan đến quản lý RRTK của ủy ban Basel là “Những thông lệ tốt về quản lý thanh khoản trong các tổ chức

ngân hàng”. Hai tài liệu này đã nêu ra quan điểm về quy trình quản lý thanh khoản của tổ

chức tín dụng cần phải bao gồm những yếu tố sau: Giám sát hợp lý của HĐQT, chiến lược thanh khoản rõ ràng, chỉ định cá nhân cụ thể để giám sát việc quản lý thanh khoản, hệ thống quản lý thông tin tốt, có các kế hoạch dự phòng để giải quyết các vấn đề về thanh khoản, kiểm tra định kỳ đối với hệ thống quản lý thông tin, các giả định, và các kế hoạch dự phòng, đánh giá độc lập về chương trình quản lý thanh khoản tổng thể. Đặc biệt đối với tài liệu thứ hai, gồm 14 nguyên tắc đã đưa ra những luận cứ cơ bản để đảm bảo sự an toàn thanh khoản của một ngân hàng. Theo đó, với bốn nguyên tắc tập trung việc yêu cầu Xây dựng cơ cấu quản lý khả năng chi trả; ba nguyên tắc yêu cầu Đo lường và giám sát các yêu cầu về cấp vốn ròng; một nguyên tắc nhấn mạnh Quản lý tiếp cận thị trường (Mỗi ngân hàng định kỳ cần phải xem xét việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, nhằm duy trì tính đa dạng của tài sản nợ, và nhằm đảm bảo khả năng bán tài sản có của ngân hàng); một nguyên tắc yêu cầu việc Lập kế hoạch bất thường

(nhằm xác định chiến lược xử lý các cuộc khủng hoảng về thanh khoản và các kế hoạch bất thường này bao gồm các thủ tục nhằm bù đắp sự thâm hụt về luồng tiền mặt trong các

Trang 102 trường hợp khẩn cấp); hai nguyên tắc nhấn mạnh nội dung Quản lý khả năng chi trả đối với ngoại tệ; một nguyên tắc nhấn mạnh Kiểm soát nội bộ đối với quản trị RRTK; một nguyên tắc yêu cầu xác định Vai trò của tính công khai trong tăng cường thanh khoản; và một nguyên tắc đề cập đến Vai trò của các thanh tra.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)