Xét một cách toàn diện, những cải cách nền tảng của Basel III hướng đến việc đánh giá chính xác vốn tự có thực của một ngân hàng đồng thời hỗ trợ các cơ quan giám sát
Trang 61 trong việc đánh giá rủi ro hệ thống. Cụ thể, có 9 điểm đột phá của Basel III so với Basel II như sau:
Thứ nhất, tiêu chuẩn vốn tự có chặt chẽ và cụ thể hơn. Trước hết, Basel III đã có thay đổi quan trọng trong việc xem xét tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng. Việc thay đổi liên quan đến 3 nội dung trong công thức tính hệ số an toàn vốn tối thiểu: Phần tử số là vốn tự có, phần mẫu số là tài sản rủi ro quy đổi và cuối cùng là chính hệ số an toàn vốn tối thiểu. (i) Đối với phần tử số: một sự định nghĩa chặt chẽ về vốn tự có. Cụ thể, tiêu chuẩn Basel III nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng của vốn tự có. Về cơ bản, theo định nghĩa cũ về vốn tự có, một ngân hàng có thể báo cáo một tỷ lệ vốn tự có cấp 1 rất tốt nhưng chưa hẳn đã là thực chất do cách định nghĩa phức tạp liên quan đến vốn tự có của Basel II. Trước khủng hoảng, lượng vốn tự có thực của nhiều ngân hàng, khi tính trên tài sản rủi ro quy đổi là từ 1-3%. Nghĩa là đòn bẩy nợ lên tới 33 lần thậm chí là 100 lần. Nhiều ngân hàng trên thế giới còn đi xa hơn khi tăng đòn bẩy của mình thông qua việc đưa vào vốn cấp 1 những “phát minh” tài chính mới (với những đặc trưng tương đương các khoản nợ). Trong định nghĩa cũ, vốn bao gồm nhiều loại hình khác nhau với những quy định phức tạp về tối đa và tối thiểu. Basel II quy định vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3 cũng như các giới hạn của chúng. Sự phức tạp trong khái niệm về vốn tự có khiến rất khó xác định xem liệu vốn nào sẽ thực sự sẵn sàng đối ứng khi các khoản thua lỗ tăng lên. Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy vốn tự có thực của các ngân hàng trước giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007 chỉ là 1% tài sản rủi ro. Bên cạnh đó, các quy định phức tạp xung quanh định nghĩa về vốn tự có của ngân hàng đã gây ra sự thiếu nhất quán trong việc tính toán mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Và cuối cùng, sự thiếu minh bạch trong cách công bố cấu trúc vốn tự có của nhiều ngân hàng đã dẫn đến việc không thể so sánh vấn đề an toàn vốn của các ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Nhìn từ cuộc khủng hoảng, những khoản thua lỗ tín dụng và mất vốn đã trực tiếp lấy đi lợi nhuận giữ lại và toàn bộ vốn tự có thực. Các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng những khoản dư nợ rủi ro của ngân hàng cần được đảm bảo bằng cơ sở vốn tự có chất lượng cao. Điều này chỉ rõ tại sao những khái niệm mới về vốn tự có tập trung chủ yếu vào vốn cổ đông tự có thực. Khái niệm về vốn tự có cấp 1 sẽ tiếp tục tồn tại và bao gồm cả vốn tự có thực và các công cụ tài chính có đủ khả năng
Trang 62 “hấp thụ” các khoản thua lỗ, ví dụ các cổ phiếu ưu đãi. Các công cụ vốn tự có sáng tạo sẽ chỉ được phép trong những lượng giới hạn của vốn cấp 1 và sẽ dần không còn được phép. Các nguồn vốn loại này đang tồn tại sẽ được hủy bỏ dần. Vốn tự có cấp 2 sẽ tiếp tục cung cấp khả năng “hấp thụ” các khoản thua lỗ và về nguyên tắc bao gồm các khoản nợ thứ cấp. Vốn tự có cấp 3 sẽ được sử dụng để bảo đảm cho các khoản thua lỗ từ rủi ro thị trường, sẽ được loại trừ dần khỏi vốn tự có. Với hy vọng về sự minh bạch, các ngân hàng được yêu cầu phải giải trình đầy đủ các thành phần của vốn tự có. Điểm bao trùm liên quan đến phần tử số trong công thức vốn tự có là sự tập trung vào vốn tự có thực có và do đó đây cũng là cấu phần chất lượng nhất trong vốn tự có được định nghĩa theo quan điểm Basel II. Đây là thay đổi thứ nhất của Basel III.
(ii) Đối với phần mẫu số: nhấn mạnh việc xác định chính xác mức độ rủi ro của tài sản. Cụ thể, Basel III nhấn mạnh việc xác định chính xác mức độ rủi ro của tài sản, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động trên thị trường vốn, các giao dịch ngoại bảng, sản phẩm chứng khoán hóa, các rủi ro đối tác trên thị trường phái sinh OTC và các hợp đồng repo. Trong giai đoạn trước khủng hoảng, khi các ngân hàng tập trung hoạt động kinh doanh vào các lĩnh vực ngoại bảng trên, có thể nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong tổng tài sản. Tuy nhiên, theo quy định của Basel II, thì tổng tài sản rủi ro quy đổi tăng không đáng kể. Điều này có thể thấy rất rõ khi nhìn vào biểu đồ minh họa tổng tài sản và tài sản rủi ro quy đổi của 50 ngân hàng lớn nhất thế giới từ 2004 đến 2010.
Bảng 2.5 Tài sản đánh giá rủi ro (RWA) và tổng tài sản của 50 ngân hàng lớn nhất thế giới
Trang 63
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Đối với các ngân hàng trên thế giới, việc nhấn mạnh mức độ rủi ro thực trong tài sản của ngân hàng theo quy định của Basel III được mong đợi sẽ khiến tài sản có rủi ro quy đổi trở về đúng với ý nghĩa thực của nó. Điều này, kết hợp với những quy định chặt chẽ hơn về vốn tự có sẽ buộc các ngân hàng giảm bớt những tuyên bố sai sự thật về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Làm như vậy là cần thiết vì sẽ giúp quản lý chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa tài sản rủi ro quy đổi và tổng tài sản ngân hàng trên quan điểm thực hiện nghiêm túc các quy định về vốn tự có trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề đặt ra ở đây việc xác định hệ số rủi ro. Trên thực tế, nhiều loại tài sản dường như rủi ro thấp khi nhìn từ góc độ riêng lẻ. Nhưng khi nhìn một cách hệ thống thì những dư nợ rủi ro thấp này có thể gây ra những nguy hiểm lớn đối với sự ổn định tài chính trên diện rộng. Trước cuộc khủng hoảng 2007- 2008, danh mục các sản phẩm rủi ro thấp bao gồm các sản phẩm cấu trúc được xếp hạng tín nhiệm AAA, các hợp đồng repo có tài sản bảo đảm và các sản phẩm phái sinh. Nhưng rõ ràng khi khủng hoảng xảy ra, với rủi ro hệ thống liên quan đến sự liên thông giữa các thị trường thì các tài sản trên lại gây những tổn thất nghiêm trọng cho các ngân hàng. Những nền tảng cơ bản của tiêu chuẩn vốn Basel từ trước đến nay luôn hướng đến việc các hệ số rủi ro đảm bảo phản ánh đúng mức độ rủi ro của các tài sản mà ngân hàng nắm giữ. So với Basel I, Basel II đã xác định chính xác hơn trọng số rủi ro của các tài sản. Tuy nhiên, Basel III vẫn tiếp tục làm một cuộc cải cách nữa trong việc xác định trọng số rủi ro cho các loại tài sản. Rõ ràng, khi cuộc khủng hoảng xảy ra, những gì không quá rủi ro trong giai đoạn chu kỳ kinh tế tăng trưởng đột ngột trở nên vô cùng rủi ro. Có những thứ tưởng như
Trang 64 không rủi ro lại trở nên đầy rủi ro. Điều này đã chỉ ra sự liên hệ không rõ ràng giữa trọng số rủi ro và các khoản thua lỗ từ cuộc khủng hoảng trong suốt giai đoạn căng thẳng có tính hệ thống. Hơn thế, chúng ta có thể nhận ra rằng các tài sản trọng số rủi ro thấp có thể dẫn sự tích tụ quá mức của rủi ro có tính hệ thống. Nhận thức được vấn đề này, ủy ban Basel đã giới thiệu một hệ số đòn bẩy với yêu cầu tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có và tổng tài sản mà không tính đến bất kỳ trọng số nào.
Một vấn đề được đề cập khác khi tính toán trọng số rủi ro đó là liên quan đến các tài sản ngoại bảng và sản phẩm chứng khoán hóa. Hai vấn đề mà cuộc khủng hoảng đã cho thấy việc cần thiết phải tăng mức bảo đảm rủi ro là các tài sản ngoại bảng và các sản phẩm chứng khoán hóa. Basel II đã tập trung mạnh vào giao dịch nội bảng, ở đó có các tài sản có tính truyền thống như các khoản cho vay. Nhưng những thua lỗ chính trong suốt giai đoạn 2007-09 của khủng hoảng tài chính đến từ các tài sản ngoại bảng, đặc biệt là những rủi ro từ các sản phẩm chứng khoán hóa.
Ủy ban Basel đã nhấn mạnh các cải cách cụ thể như sau: Ban hành cách xác định vốn tự có theo mô hình giá trị rủi ro VaR; Tăng thêm vốn tự có cho các khoản rủi ro gia tăng được áp dụng;
Trọng số rủi ro cao hơn với chứng khoán hóa (20% thay cho 7% đối với các dư nợ được xếp hạng AAA);
Tăng trọng số rủi ro đối với các hoán đổi tín dụng;
Ban hành các quy định chặt chẽ hơn với dư nợ chứng khoán hóa được xếp hạng bởi các cơ quan xếp hạng tín nhiệm độc lập.
Đối với việc tăng cường bảo đảm rủi ro, ngân hàng sẽ phải đảm bảo vốn tự có cho các tài sản ngoại bảng trên gấp 4 lần so với các yêu cầu của Basel II trước đây. Ủy ban Basel cũng hướng dẫn các đánh giá lại chính đối với các nguyên tắc về rủi ro thị trường, bao gồm các phân tích về sự khác biệt giữa nội bảng và ngoại bảng. Đây là điểm thay đổi thứ 2 của Basel III: nhấn mạnh các việc quản lý rủi ro với các tài sản ngoại bảng để giảm dần những nguy cơ của sản phẩm chứng khoán hóa trong việc chuyển tài sản từ nội bảng sang ngoại bảng.
Trang 65 các bảo đảm RRTD được mở rộng cả nội bảng và ngoại bảng, ủy ban Basel đã thực hiện các cải tiến mạnh mẽ trong việc lành mạnh hóa các tiêu chuẩn an toàn vốn. Nhưng với yêu cầu thêm về chất lượng của vốn tự có và mức độ bảo đảm rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn được thay đổi để có thể bảo đảm xử lý các khoản thua lỗ không chỉ trong giai đoạn bình thường lẫn giai đoạn kinh tế căng thẳng.Cuối cùng, các ngân hàng được yêu cầu nắm giữ an toàn vốn tối thiểu 4,5% (tính trên cơ sở vốn tự có thực) so với 2% của Basel II. Thêm vào đó, ủy ban Basel yêu cầu một tỷ lệ an toàn vốn bổ sung là 2,5%. Như vậy, tổng cộng lại là phải đảm bảo 7% vốn tự có là cổ phiếu thường. Như vậy, theo quy định mới, các NHTM sẽ phải tăng 7 lần liên quan đến vốn tự có thực so với trước đây khi thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đây là đột phá thứ 3 của Basel III.
Bảng 2.6 Các yêu cầu về tỷ lệ vốn theo Basel III
Phần trăm của tài sản có rủi ro Yêu cầu vốn Vốn chủ sở hữu chung Vốn cấp 1 Tổng vốn Thấp nhất Tấm đệm dự trữ Yêu
cầu Thấp nhất Yêu cầu Thấp nhất
Yêu cầu
Basel II 2 4 8
Ghi nhớ:
Tương đương khoảng 1% cho một ngân hàng quốc tế trung bình trong định nghĩa mới
Tương đương khoảng 2% đối với một ngân hàng quốc tế trung bình trong định nghĩa mới
Basel III
Định nghĩa và tiêu chuẩn mới
4,5 2,5 7,0 6 8,5 8 10,5
Sự tăng lên trong Basel III thậm chí còn mạnh hơn khi xem xét định nghĩa chặt chẽ hơn về vốn và tăng cường đánh giá rủi ro.
Đột phá thứ ba: Sự tăng lên trung bình gấp 7 lần yêu cầu vốn chủ sở hữu chung cho các ngân hàng.
Trang 66
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Tuy nhiên, các NHTM cho rằng các quy định mới khiến họ phải giảm các khoản cho vay hoặc tăng chi phí đi vay. Để giải quyết vấn đề trên, ủy ban Basel đã thiết lập một lộ trình phù hợp để đảm bảo cho phép hệ thống ngân hàng có thể theo kịp các quy định mới thông qua việc sử dụng lợi nhuận giữ lại và tăng vốn tự có. Các tiêu chuẩn mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 và sẽ được thực hiện đầy đủ vào tháng 1 năm 2019.
Đột phá thứ tư của Basel III là các ngân hàng sẽ không thể theo đuổi các chính sách phân chia lợi nhuận mà không đảm bảo được những nguyên tắc an toàn vốn. Từ cuộc khủng hoảng, có thể nhận thấy các ngân hàng cần xây dựng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong suốt giai đoạn kinh tế tăng trưởng. Từ đó, khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, các ngân hàng buộc phải sử dụng các tấm đệm rủi ro từ vốn tự có để xử lý các khoản thua lỗ. Nhưng để làm được điều này, các ngân hàng cần phải giảm các khoản chi tiêu tùy tiện như chi trả cổ tức quá nhiều cho các cổ đông, những khoản thưởng bất thường lớn cho nhân viên… Trên thực tế, chúng ta đã chứng kiến trong suốt giai đoạn khủng hoảng một thực tế là các ngân hàng vấn tiếp tục chi tiêu tùy tiện ngay cả khi tình hình tài chính đã khó khăn. Rõ ràng, các ngân hàng đã đặt lợi ích của các cổ đông và nhân viên trên cả lợi ích của người gửi tiền, và điều đó là không thể chấp nhận được. Để giải quyết vấn đề trên, ủy ban Basel đã yêu cầu các ngân hàng phải bổ sung thêm vào tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mức 2,5% và lượng vốn tự có này phải là vốn tự có thực. Cơ quan thanh tra có quyền buộc các ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu trên. Đây là một thay đổi có tính cơ bản.
Thứ hai, Basel III xây dựng một bộ khung trên cơ sở các rủi ro hệ thống. Basel III không chỉ xử lý các vấn đề có tính cụ thể như đo lường chính xác mức độ an toàn vốn của ngân hàng, nó còn là bộ tiêu chuẩn đảm bảo xử lý cả các rủi ro hệ thống. Thứ có tên gọi là tấm đệm cẩn trọng vĩ mô được thiết kế để xử lý các rủi ro hệ thống và là một quan điểm hoàn toàn mới về vốn tự có. Sự đổi mới này bao gồm 5 cấu phần. Cấu phần thứ nhất là tỷ lệ đòn bẩy mới, một phương pháp đo lường đơn giản về vốn tự có được đưa vào tính toán bổ sung cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính trên tổng tài sản rủi ro. Cấu phần thứ hai là xây dựng tếm đệm dự phòng cho rủi ro bắt nguồn từ những ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế. Cấu phần thứ ba là xây dựng tấm đệm dự phòng cao hơn để xử lý những
Trang 67 rủi ro bắt nguồn từ hoạt động của các tập đoàn tài chính. Thứ tư là tạo lập một khuôn khổ để xử lý các rủi ro phát sinh từ các sự liên thông của các thị trường ví dụ như từ thị trường phái sinh OTC. Cuối cùng, là để xây dựng hiệu quả tấm đệm dự phòng cho các rủi ro bắt nguồn từ những “yếu tố vĩ mô” trên, ủy ban Basel đã đưa ra các phương pháp luận cho việc hình thành các mô hình đo lường rủi ro hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp độ căng và phân tích tình huống.
Đối với cấu phần thứ nhất, việc hình thành tỷ lệ đòn bẩy tính toán dựa trên vốn tự có và tổng tài sản. Trong giai đoạn tiền khủng hoảng, nhiều ngân hàng đã thông báo một tỷ lệ vốn cấp 1 khá mạnh nhưng đồng thời vẫn có thể tạo ra đòn bẩy cao cả ngoại