Hiệp ước Basel cũng giúp các ngân hàng có các cơ sở lý thuyết để xây dựng việc đánh giá rủi ro các khoản cho vay của mình. Cụ thể, nếu Basel I đưa ra một phương pháp chung thì Basel II lại đưa ra các lựa chọn.
Một là phương pháp chuẩn hoá giản đơn (SSA) - phương pháp giống nhất với Basel I về thước đo RRTD căn bản, trong đó CAR tối thiểu là 8%. Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác Basel I:
Vốn dự phòng đối với khoản tín dụng cấp cho các Chính phủ sẽ phản ánh đúng hơn theo RRTD thông qua việc sử dụng các kết quả xếp hạng bình quân của các cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA): được công bố trên trang Web của OECD.
Khoản tín dụng của 1 ngân hàng cho Chính phủ của mình vay (hoặc nắm giữ trái phiếu Chính phủ đó trong danh mục đầu tư) nếu sử dụng đồng nội tệ của Chính phủ đó thì mức vốn dự phòng tối thiểu là 0%, nếu không phải là đồng nội tệ thì mức vốn dự phòng sẽ phụ thuộc vào mức xếp hạng của ECA cho Chính phủ đó.
Các khoản tín dụng có đảm bảo hoàn toàn bằng nhà ở của người vay có hệ số rủi ro tối thiểu là 35% (trong Basel I tỷ lệ này là 50%), áp dụng hệ số rủi ro 75% đối với các khoản vay cá nhân, 150% đối với các khoản nợ quá hạn nếu các khoản dự phòng RRTD nhỏ hơn 20%.
Hai là, phương pháp chuẩn hoá (SA) - không có nhiều sự khác biệt nào so với Basel I hay phương pháp SSA. Ủy ban Basel đề nghị áp dụng 4 hình thức hạn chế RRTD là: thế chấp, bù trừ tài sản nội bảng (bù trừ giữa các tài sản có-các khoản tín dụng và các tài sản
Trang 100 nợ-các khoản tiền gửi mà được coi là tài sản đảm bảo), bảo lãnh của bên thứ ba và chiết khấu hoá. Hiệp ước Basel II còn đưa ra 2 phương pháp quản lý tài sản thế chấp: phương pháp giản đơn và phương pháp toàn diện.
Ba là, phương pháp IRB: phương pháp dựa vào xếp hạng tín dụng nội bộ gồm IRB căn bản và IRB nâng cao. Phương pháp này giúp các NHTM đo lường chính xác và khách quan hơn tổn thất ước tính của các khoản cho vay trên cơ sở đánh giá toàn diện mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng cụ thể. Một khi ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với RRTD. Việc ước tính được tổn thất tín dụng giúp các ngân hàng có cơ sở để xây dựng các chiến lược về phân bổ vốn kinh tế, định giá khoản vay, trích lập dự phòng, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận kinh doanh.