Về đòn bẩy nợ
Qua kinh nghiệm ứng phó với các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, việc áp dụng các tỷ lệ đòn bảy tài chính của hệ thống ngân hàng gây ra nhiều thiệt hại. Các ngân hàng tại Indonesia phải giảm mức độ đòn bảy tài chính nhằm giảm sự khuyết đại vào áp lực giảm giá tài sản hay tác động làm các khoản lỗ tăng lên, vốn ngân hàng bị giảm và nguồn tín dụng có sẵn bị thu hẹp.
Qua nghiên cứu, NHTW Indonesia (BI) cho thấy các ngân hàng của Indonesia có tỷ lệ đòn bẩy là 9.25%, cao hơn mức yêu cầu tối thiểu của Basel là 3%. Theo mô phỏng này BI đã áp dụng trọng số cao cho các dòng tín dụng không có đảm bảo ở mức 100% so với các khuyến nghị của Basel là 10%. Dựa vào số liệu tháng 6/2012, không có sự khác biệt
Trang 91 đáng kể về tỷ lệ đòn bẩy giữa các loại hình ngân hàng. Đối với ngân hàng nước ngoài tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 10,15%.
Bảng 2.13 Tỷ lệ đòn bẩy theo chuẩn Basel III
TT Loại hình NH Vốn cấp 1 Cân đối nội và
ngoại bảng
Tỷ lệ đòn bẩy (%)
1 Sở hữu Nhà nước 164,100,129 1,672,482,212 9.81 2 Phát triển địa phương 33,289,705 395,878,067 8.41 3 Sở hữu nước ngoài 67,696,085 666,696,180 10.15 4 Liên doanh nội địa 203,619,110 2,329,859,410 8.74
Tổng 468,705,029 5,064,915,870 9.25
Nguồn: NHTW Indonesia
Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc trình bày các tài sản ngoại bảng trên bảng cân đối kế toán không quá quan trọng bởi các số dư của tài sản ngoại bảng chỉ chiếm 33%.
Như vậy các ngân hàng Indonesia không thực hiện quy trình đòn bẩy thông qua trình bày các tài sản ngoại bảng như các ngân hàng quốc tế tiên tiến khác.
Hình 2.4 Tài sản nội bảng và ngoại bảng, tỷ lệ đòn bẩy của các NHTM Indonesia (6T2012)
Nguồn: NHTW Indonesia
Về quản lý rủi ro thanh khoản
Hiện tại, BI đã không hoàn thành các khuyến nghị về các chỉ số LCR và NSFR, BI vẫn chưa ban hành bất kỳ quy định nào có liên quan. Trong thời gian giám sát theo quy
Trang 92 định của BCBS, BI sẽ tiếp tục giám sát các chỉ số LCR và NSFR trong ngành ngân hàng với mức độ thường xuyên.
Từ năm 2006 đến quý 2/2012, tỷ lệ tài sản lỏng trên nợ phải trả lỏng có xu hướng giảm từ 49,73% xuống 31,06%. Điều này là phù hợp với xu hướng ngày càng tăng của tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động (LDR) trong giai đoạn này. Điều này có thể giải thích là do sự đóng góp ngày càng tăng của ngành ngân hàng vào tăng trưởng kinh tế thông qua cho vay, mặc dù nó cũng làm cho các ngân hàng phải đối mặt cao hơn về rủi ro thanh khoản. Theo quy định hiện hành về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, BI không khuyến khích những ngân hàng có tỷ lệ LDR dưới 78% hoặc cao hơn 100%, BI sẽ đưa ra một yêu cầu dự trữ cao hơn so với các ngân hàng có LDR từ 78% đến 100%. Chính sách này nhằm mục đích phát triển khâu trung gian, giảm chi phí tiền mặt khi các ngân hàng dư thừa thanh khoản.
Hình 2.5 Tỷ lệ tài sản lỏng/nợ phải trả lỏng và tỷ lệ LDR
Nguồn: NHTW Indonesia
Hình 2.6 Tỷ lệ tài sản lỏng/nợ phải trả theo nhóm ngân hàng
Nguồn: NHTW Indonesia
Như trong hình 2.5 và 2.6, theo số liệu tháng 6/2012, các ngân hàng phát triển khu vực có tỷ lệ tài sản lỏng trên nợ phải trả lỏng cao nhất đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thấp nhất. Tiếp theo là các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thành lập trong nước khác, ngân hàng quốc doanh.
So sánh với tổng tài sản của ngân hàng, tính đến tháng 6/2012, khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao (tài sản lỏng) chiếm khoảng 11% đến 27%. Trong khoảng thời gian 6 năm, tỷ lệ này đã giảm từ 27,44% năm 2006 xuống 13,29% vào quý 2/2012. Mặc dù về mặt giá trị, khối lượng tài sản lỏng mở rộng và đạt mức tăng trưởng 11,26% tương ứng 464.735 tỷ IDR năm 2006 lên 517.071 tỷ IDR, nhưng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
61.56 66.32 74.58 72.88 75.21 78.77 82.57 49.73 47.06 36.47 41.93 36.69 36.86 31.06 0 50 100 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0 50 100 150
Trang 93 vẫn nhanh hơn. Trong cũng một khoảng thời gian, tốc độ tăng trưởng vốn của bên thứ 3 đã tăng lên 16,32% tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR), đã không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của gốc vay là 22,81% CAGR, điều này đã làm giảm mức độ bảo đảm tài sản lỏng của các ngân hàng.
Bảng 2.14 Tỷ lệ tài sản lỏng/tổng tài sản theo nhóm ngân hàng
Loại ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Ngân hàng sở hữu nhà nước 23.64% 24.02% 19.16% 20.58% 22.01% 18.13% Ngân hàng phát triển khu vực 56.29% 46.10% 34.91% 27.87% 31.78% 28.14% Ngân hàng sở hữu nước ngoài 24.78% 27.30% 19.90% 26.28% 20.05% 16.77% Ngân hàng khác 25.02% 23.53% 17.74% 22.36% 19.74% 15.93% Tất cả ngân hàng 27.44% 25.98% 19.86% 22.42% 21.60% 17.81%
Nguồn: NHTW Indonesia
Về định lượng LCR và NSFR
Dữ liệu cần thiết để tính toán và giám sát LCR, NSFR của hệ thống ngân hàng còn thiếu, chưa đủ để có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết nhằm tính toán các chỉ số thanh khoản theo yêu cầu của Basel III. Sử dụng các dữ liệu của hai ngân hàng tham gia vào quá trình nghiên cứu tác động định lượng của BCBS, cả hai ngân hàng đều đáp ứng được các yêu cầu của Basel III với mức LCS là 240% và 478%; mức NSFR là 131% và 100%.
Bảng 2.15 Tác động của Basel III đến rủi ro thanh khoản
LCR NSFR Ngân hàng 1 597% 147% Ngân hàng 2 597% 147% Ngân hàng 3 528% 130% Ngân hàng 4 334% 111% Ngân hàng 5 300% 212% Ngân hàng 6 234% 119% Ngân hàng 7 209% 129% Ngân hàng 8 109% 102% Ngân hàng 9 100% 110% Nguồn: NHTW Indonesia
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu trên: tất cả 9 ngân hàng của Indonesia đáp ứng đủ các yêu cầu của Basel III và có các tỷ lệ LCR, NSFR đều lớn hơn 100%. Các nghiên cứu về
Trang 94 tác động của khung thanh khoản bao gồm tất cả các nghiên cứu của BCBS và BI, gồm 11 ngân hàng chiếm 57,38% tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng Indonesia.
Xác định vốn tự có thực theo mô hình kiểm tra mức độ căng thẳng
Về tình hình mức độ vốn hiện tại
Theo các quy định hiện hành, BI đã triển khai thực hiện các định nghĩa về vốn phù hợp với các tiêu chuẩn của khung Basel. Nhìn chung, các quy định về vốn cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo khung Basel II là phù hợp với các ngân hàng. Ngoài ra, có ngưỡng nhất định liên quan đến vốn cấp 2 và cấp 3, chẳng hạn như giới hạn tổng vốn cấp 2 và 3 lên đến 100% vốn cấp 1. Theo các quy định hiện hành, các yêu cầu quy định tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu bằng 5% Tổng tài sản có rủi ro gia quyền (RWA), trong khi tổng số vốn bằng 8% của RWA.
Mặc dù quy định về vốn của BI không phải tuân thủ theo Basel III, song có những yếu tố nhất định trong các quy định hiện hành thận trọng hơn so với khuyến nghị của Basel III - ví dụ: lợi nhuận năm hiện hành, đầu tư vốn của các tổ chức tài chính khác, tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trên thực tế, BI bắt đầu áp dụng các khuyến nghị về vốn của Basel III vào năm 2013 bằng cách sửa đổi các quy định, trước thời điểm chuyển giao cơ quan giám sát và điều hành lĩnh vực ngân hàng của BI cho cơ quan khác mới được thành lập là FSA. Tương tự như các chính sách trước đây được đưa ra liên quan đến thực hiện khung Basel I và Basel II, các khuôn khổ Basel III sẽ được thực hiện cho tất cả các NHTM phi hồi giáo. Thông qua việc này, BI nhằm giảm gánh nặng có thể xảy ra trong quá trình giám sát, ví dụ, cần phải có sự phân biệt hơn nữa về giám sát viên ngân hàng, phương pháp giám sát dựa trên các phân khúc ngân hàng khác nhau. Tính đến tháng 06/2012, các NHTM phi Hồi giáo chiếm tới 94,55% tổng tài sản ngân hàng Indonesia.
Sự phù hợp các cấp độ vốn của các ngân hàng riêng biệt và nhóm ngân hàng trong điều khoản của các chỉ tiêu hiệu suất vốn
Trong 6 năm qua, mức độ an toàn vốn tối thiểu CAR của các ngân hàng luôn đạt trên 16%. Xét về mặt giá trị danh nghĩa, vốn của các ngân hàng đã tăng trưởng mạnh và tăng gấp 3 lần từ 183 nghìn tỷ IDR năm 2006 lên 466 nghìn tỷ IDR vào quý 3/2012. Tổng
Trang 95 số vốn của ngân hàng ngày càng tăng với tỷ lệ tương tự như tổng tài sản. Điều này cho phép các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn trên tổng tài sản ở mức ổn định khoảng 11%.
Dựa trên các số liệu tháng 06/2012, trong các loại ngân hàng thì ngân hàng nước ngoài có hệ số CAR cao nhất khoảng 28,36%, tiếp theo là ngân hàng khu vực là 17%, ngân hàng quốc doanh 16,58%, ngân hàng được thành lập trong nước khác là 16,24%. Tất cả các ngân hàng có thể duy trì “tỷ lệ vốn trên tổng tài sản” ở mức tương đối ổn định như việc tăng trưởng tổng tài sản, ngoại trừ ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có thể tăng trưởng vốn với tốc độ nhanh hơn tổng tài sản, góp phần tăng tỷ lệ “vốn trên tổng tài sản” từ 14,77% năm 2006 lên 23,56% trong quý 2/2012. Cũng theo tính toán tỷ lệ vốn cấp I này đã vượt xa các yêu cầu của Basel III là 4,5%, tương đương với 7% sau khi tính toán của bộ đệm bảo vệ, hay 9,5% sau khi tính toán của bộ đệm bảo vệ cộng với số tiền tối đa từ bộ đệm vốn chu kỳ.
Theo quy định hiện tại của BI, định nghĩa về vốn cấp 1 đã đáp ứng đủ các điều kiện chung về vốn của Basel III. Điều này đã tạo nên cơ sở cho BI rằng các ngân hàng Indonesia sẽ không phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng vốn cấp 1 của Basel III.
Đánh giá yêu cầu nâng cao mức độ vốn dựa trên khung Basel
Mặc dù thực hiện Basel III nhằm mục đích nâng cao chất lượng và số lượng vốn của ngân hàng nhưng vẫn có những yếu tố nhất định trong khung Basel III được quy định nới lỏng hơn so với BI. BI cũng đã tiến hành một nghiên cứu tương tự ở cấp quốc gia bằng cách sử dụng các báo cáo tài chính thông qua các hệ thống báo cáo. Dựa trên nghiên cứu này, BI đã đưa ra các kết luận tương tự liên quan đến tác động của việc thực hiện Basel III về mức vốn của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Indonesia. Nghiên cứu này được tiến hành định kỳ trong giai đoạn tháng 1/2012 đến tháng 6/2012 bằng việc sử dụng các dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng Indonesia đều có sự gia tăng hệ số CAR khi các khuôn khổ Basel III thực hiện vào ngày báo cáo.
Trang 96