Kể từ năm 1994, NHTW Trung Quốc đã áp dụng yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu đối với các NHTM, phù hợp với Hiệp ước quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn, được ban hành bởi Uỷ ban Basel tháng 7/1988. Luật NHTM 1995 quy định hệ số CAR của NHTM không được thấp hơn 8%. Luật NHTM sửa đổi năm 2003 tiếp tục duy trì quy định này. Tháng 2/2004 căn cứ trên các quy định pháp lí liên quan và kinh nghiệm quốc tế về quản lí vốn, Ủy ban giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã ban hành Quy định “Quản lí mức đầy đủ vốn của các NHTM”. Quy định này đề ra phương pháp đo lường hệ số CAR dựa trên Hiệp ước vốn 1988, và áp dụng Trụ cột 2 và Trụ cột 3 trong Hiệp ước vốn Basel II.
Các ngân hàng ở Trung Quốc yêu cầu phải thiết lập hệ thống quản lí mức đầy đủ vốn và phải đáp ứng yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu 8%. CBRC giám sát chặt chẽ và liên tục sự tuân thủ của các ngân hàng đối với các quy định này và hỗ trợ các ngân hàng cải thiện cơ chế tạo vốn. Đối với một ngân hàng cụ thể, CBRC có thể tăng yêu cầu về hệ số CAR lên mức cao hơn 8% nếu cần thiết dựa trên trạng thái rủi ro và hệ thống quản lý thực tế của ngân hàng. Bất kì ngân hàng nào không đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR tối thiểu đều bị áp dụng các hành động chỉnh sửa. Đến cuối năm 2006, phần lớn các ngân hàng của Trung Quốc đã tuân thủ yêu cầu này. Liên quan đến Basel II, năm 2007, CBRC đã ban hành Hướng dẫn về việc thực hiện hiệp ước Basel II trong lĩnh vực ngân hàng, với nội dung chính sau:
Mục tiêu và nguyên tắc của việc thực hiện Basel II của Trung Quốc
(i) Mục tiêu của việc thực hiện Basel II là giúp các ngân hàng hoàn thiện phương pháp đo lường và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro lành mạnh nhằm tăng cường khả năng cạnh
Trang 35 tranh quốc tế của các ngân hàng Trung Quốc. Đồng thời, các quy định về vốn và hiệu quả giám sát ngân hàng được trông đợi là sẽ tiếp tục phát triển với việc áp dụng Basel II, từ đó thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của ngành ngân hàng.
(ii) Nguyên tắc: Trong bối cảnh thực trạng phát triển hiện tại và môi trường bên ngoài, có thể thấy không phải tất cả các ngân hàng của Trung Quốc đều đã sẵn sàng áp dụng đầy đủ Basel II. Do đó, Trung Quốc đề ra 3 nguyên tắc sau trong việc thực hiện Basel II:
Một là, các ngân hàng với quy mô khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Các NHTM ở Trung Quốc rất đa dạng về quy mô tài sản, sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh, trình độ quản trị rủi ro cũng như mức độ quốc tế hóa. Do vậy, các ngân hàng khác nhau sẽ có những cách thức thực hiện Basel II khác nhau và không bắt buộc tất cả các ngân hàng phải thực hiện Basel II. Cụ thể, các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ sẽ áp dụng cơ chế quy định về vốn phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp trong kinh doanh để giảm thiểu chi phí cho việc tuân thủ quy định về vốn. Tuy nhiên, đối với ngân hàng có quy mô lớn, việc áp dụng Basel II không những sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn phục vụ cho các mục tiêu phát triển dài hạn.
Hai là, việc áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc sẽ được thực hiện dần dần. Vì các NHTM lớn ở Trung Quốc không đồng nhất về sự phát triển của hệ thống xếp hạng nội bộ, mô hình đo lường rủi ro định lượng cũng như các quy trình tổ chức đối với quản trị rủi ro, nên CBRC nhận thức được rằng các ngân hàng này cũng sẽ khác nhau về thời hạn có thể đáp ứng được các yêu cầu cho việc thực hiện Basel II. Do vậy, CBRC không chỉ khuyến khích các ngân hàng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và áp dụng phương pháp đo lường vốn nhạy cảm với rủi ro mà còn cho phép các ngân hàng áp dụng Basel II với những khung thời gian khác nhau. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai việc thực hiện, do vậy đảm bảo hiệu quả trong việc áp dụng Basel II.
Ba là, các ngân hàng được phép đáp ứng các yêu cầu của Basel II từng bước một. Basel II đưa ra rất nhiều điều kiện đối với các ngân hàng trong việc sử dụng phương pháp đo lường vốn nhạy cảm với rủi ro, bao gồm rất nhiều mặt như phân loại tài sản, đo lường rủi ro định lượng, quy trình chính sách và tổ chức bộ máy quản trị rủi ro… Rõ ràng,
Trang 36 đây là một quá trình dài hạn, từng bước một để đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn. Do đó, ngân hàng phải dựa trên tình hình thực tế để lập kế hoạch tổng thể, dần dần và có trình tự để đáp ứng các yêu cầu của Basel. Để đối mặt với các rủi ro lớn là RRTD, rủi ro thị trường và RRHĐ, trước tiên các ngân hàng lớn phải xây dựng mô hình đo lường RRTD và rủi ro thị trường.
Phạm vi áp dụng Basel II tại Trung Quốc
Theo nguyên tắc thứ nhất, CBRC xếp các NHTM vào 2 nhóm, đáp ứng các yêu cầu về vốn khác nhau:
(i) Các ngân hàng phải áp dụng Basel II (các ngân hàng Basel II): các ngân hàng lớn, có nhiều chi nhánh tại các quốc gia và khu vực (bao gồm Hồng Kông, Macao và Đài Loan), có nhiều hoạt động quốc tế.
(ii) Các ngân hàng khác: các NHTM trong nhóm này (bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngoài) sẽ tiếp tục tuân thủ theo các quy định về vốn hiện hành nhưng có thể tự nguyện áp dụng Basel II.
Khung thời gian cho việc áp dụng Basel II tại Trung Quốc
(i) Trước thời điểm cuối năm 2008, CBRC sẽ ban hành quy định về giám sát liên quan đến việc thực hiện Basel II và lấy ý kiến tham gia để sửa đổi, bổ sung các yêu cầu tại quy định về vốn hiện hành.
(ii) CBRC triển khai nghiên cứu ảnh hưởng định tính (QIS) trong năm 2009 để đánh giá tác động của việc thực hiện Basel II đối với mức đủ vốn của ngân hàng.
(iii) Các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel II phải bắt đầu thực hiện Basel II từ cuối năm 2010. Nếu sau đó các ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của CBRC thì có thể trì hoãn việc thực hiện này trên cơ sở sự chấp thuận của CBRC nhưng không được muộn hơn 2013.
(iv) Ngân hàng dự định áp dụng Basel II cần phải nộp hồ sơ lên CBRC ít nhất 6 tháng trước thời điểm áp dụng. CBRC sẽ bắt đầu tiếp nhận những hồ sơ như vậy từ năm 2010.
(v) Các ngân hàng khác có thể nộp hồ sơ xin áp dụng Basel sau năm 2011 với quy trình thủ tục như các ngân hàng nêu trên.
Trang 37 từ cuối năm 2010. Bên cạnh đó, nếu các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel II không thực hiện Basel II vào thời điểm đó thì cũng phải tuân thủ các quy định về vốn nêu trên.
Các biện pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng Basel II tại Trung Quốc
(i) Chuẩn bị kỹ trước khi áp dụng Basel II. Công việc chuẩn bị đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao và yêu cầu nguồn lực đầu vào lớn. Theo đó, HĐQT và BGĐ của các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel II phải hết sức đề cao việc thực hiện Basel II và thành lập tổ công tác do thành viên Ban điều hành đứng đầu nhằm đưa ra kế hoạch tổng thể và điều phối việc thực hiện Basel II trong ngân hàng. Tổ công tác này sẽ cung cấp cho ngân hàng những nguồn lực cần thiết và đảm bảo tiến độ của quá trình chuẩn bị. HĐQT chịu trách nhiệm rà soát và thông qua kế hoạch thực hiện và các tài liệu được ban hành, tiếp nhận báo cáo của người đứng đầu tổ công tác và giám sát tiến độ chuẩn bị. Người đứng đầu tổ công tác phải lập ra và thực hiện chương trình chi tiết, phải có kiến thức chuyên môn về các hoạt động thực tiễn của hệ thống IRB cũng như mô hình quản trị rủi ro, từ đó đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro.
(ii) Đưa ra kế hoạch khả thi để thực hiện Basel. Việc áp dụng phương pháp IRB đối với RRTD và phương pháp mô hình nội bộ đối với rủi ro thị trường yêu cầu các ngân hàng phải hoàn thiện các nghiệp vụ đo lường rủi ro, tái cơ cấu các quy trình kinh doanh và xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro. Những nhiệm vụ này không thể hoàn thành chỉ trong một đêm mà cần phải tiến hành từng bước một. Các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel II phải đưa ra kế hoạch của chính mình phù hợp với “Hướng dẫn về việc thực hiện
Hiệp ước vốn mới trong lĩnh vực ngân hàng và các yêu cầu của Basel II”. Kế hoạch thực
hiện bao gồm: phương pháp tính toán vốn cho RRTD, rủi ro thị trường và RRHĐ; các đề án và nội dung có liên quan, mục tiêu, thời gian biểu và ưu tiên trong từng giai đoạn; và nguồn lực để hỗ trợ cho các đề án cũng như những tổ chức có liên quan. Các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel II phải hoàn thiện thiết kế của dự án vào cuối tháng 10/2007 và nộp những hồ sơ có liên quan cho CBRC.
(iii) Tăng cường giám sát công việc chuẩn bị. CBRC phải tăng cường hoàn thiện các cơ chế làm việc và cung cấp cho các ngân hàng những hướng dẫn về việc chuẩn bị. Vụ
Trang 38 Giám sát thuộc CBRC chịu trách nhiệm giám sát quá trình chuẩn bị của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi đưa ra mức xếp hạng giám sát cho ngân hàng, CBRC sẽ tính đến những tác động tích cực của việc thực hiện Basel II đối với quản lý hợp nhất và quản trị rủi ro nhằm tạo thêm cơ chế khích lệ từ phía cơ quan giám sát để thúc đẩy việc áp dụng Basel II.
(iv) Tăng cường liên kết và hợp tác nhằm giảm thiểu chi phí của việc thực hiện Basel II. Do sự phức tạp của việc thực hiện Basel II, CBRC một mặt sẽ tăng cường chia sẻ thông tin với các ngân hàng, mặt khác, khuyến khích các ngân hàng hợp tác với nhau. Cụ thể, trước tiên CBRC chịu trách nhiệm tổ chức các buổi gặp với các ngân hàng và các cơ quan giám sát có trình độ phát triển cao của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thực hiện Basel II. Thêm vào đó, CBRC sẽ tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo về Basel II. Thứ hai, tổ công tác nghiên cứu về Basel II của CBRC sẽ mời các chuyên gia ngân hàng sử dụng trí tuệ của họ để xử lý những vấn đề kỹ thuật điển hình. Các NHTM phải thiết lập cơ chế hợp tác hiệu quả để chia sẻ thông tin, xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ và cùng nỗ lực để chế ngự những rào cản trong quá trình triển khai thực hiện. Thứ ba, CBRC phải tăng cường tính minh bạch trong quy trình ra quyết định, mở rộng sự tham gia của các ngân hàng, và cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các ngân hàng để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.
(iv) Nỗ lực đặt nền tảng tốt cho việc thực hiện. Năm 2007 và 2008 là những giai đoạn đầu tiên của công tác chuẩn bị, trong suốt thời kỳ này, việc thực hiện những nhiệm vụ sau là hết sức quan trọng:
Một là, có một hệ thống tiêu chuẩn dữ liệu và hệ thống xử lý dữ liệu liên quan cũng như các chính sách về dữ liệu hoàn thiện, chặt chẽ và thống nhất phù hợp với các yêu cầu của Basel II để đảm bảo tính kịp thời, chính xác và thống nhất của dữ liệu.
Hai là, phải thúc đẩy sự phát triển của hệ thống xếp hạng nội bộ và mô hình đo lường rủi ro. Các ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ dựa trên quy mô, cơ cấu, tiêu chuẩn và phương pháp theo quy định tại Basel II. Đồng thời, các ngân hàng phải xây dựng mô hình đo lường RRTD và rủi ro thị trường cho danh mục tài sản của chính mình. Các mô hình đo lường rủi ro đã được xây dựng phải được thử nghiệm để tăng cường năng lực dự báo và sự ổn định của mô hình.
Trang 39 Ba là, tăng cường việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý (MIS), và đưa yêu cầu về phát triển kho dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin theo yêu cầu của Basel II vào chương trình lập kế hoạch công nghệ thông tin tổng thể để giảm chi phí.
Bốn là hoàn thiện công tác lưu trữ văn bản, tài liệu. Basel II đề ra tiêu chuẩn cao đối với hệ thống quản trị rủi ro nội bộ liên quan tới hồ sơ, tài liệu; do vậy, các ngân hàng phải có các tài liệu để ghi nhận quy trình thiết kế và chi tiết hoạt động của hệ thống IRB và mô hình đo lường rủi ro cũng như trạng thái của các tiêu chuẩn tối thiểu được quan sát.
Năm là đề cao công tác bồi dưỡng cán bộ. Bởi những nội dung giàu tính kỹ thuật của Basel II đòi hỏi phải có sự tham gia của những tài năng chuyên môn để xây dựng và sử dụng hệ thống quản trị rủi ro nội bộ. Do vậy, các ngân hàng một mặt phải tuyển dụng những nhân sự chuyên nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau, mặt khác phải tăng cường đào tạo những nhân sự có năng lực phù hợp tại nhiều trình độ khác nhau để giúp họ hiểu rõ hơn về Basel II và mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống quản trị rủi ro nội bộ.
Kinh nghiệm Trung Quốc thực hiện Trụ cột III - Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường
Các quy định trong Quy tắc vốn mới của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Basel II. Quy tắc này yêu cầu các NHTM phải công bố thông tin mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro, phạm vi áp dụng vốn, tỷ lệ an toàn vốn, và rủi ro tín dụng và thị trường. Phụ lục 5 trong Quy tắc vốn mới đã liệt kê các thông tin cần công bố, tuy nhiên cách thức công bố vẫn chưa được yêu cầu cụ thể. Các quy định về công bố thông tin phần lớn phù hợp với quy định trong trụ cột 3 của Basel II, đồng thời còn tính đến cả những vấn đề có thể phát sinh trong việc công bố thông tin và độ tin cậy của thông tin được công bố. Quy tắc này được xem là bước đầu tiên trong việc thực hiện kỉ luật thị trường trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Các ngân hàng Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề công khai thông tin trên thị trường. Số lượng các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán ngày càng tăng lên và những ngân hàng này luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu công khai thông tin. Hơn nữa, để thu hút nhiều khách hàng hơn nhiều ngân hàng đã công bố những thông tin quan trọng liên quan đến tình hình kinh doanh và tài chính của mình lên các trang web. Tuy nhiên, một thách thức tồn tại trong Trụ cột III lại bắt nguồn từ các ngân hàng
Trang 40 chưa niêm yết ở Trung Quốc. Mặc dù hầu hết các ngân hàng này đều công bố thông tin về mình lên các trang mạng nhưng nội dung chưa cung cấp đủ cho những người tham gia thị trường, đặc biệt là những thông tin tài chính quan trọng. Một thách thức khác là về sự nhất quán trong các tiêu chuẩn thống kê. Cãn cứ vào một vài mức tầng trong ngành ngân hàng Trung Quốc thì CBRC đưa ra rất nhiều phương pháp thống kê khác nhau do đó, các ngân hàng chỉ có thể được so sánh với nhau trong cùng một mức tầng (IMF, 2012).