III tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm của các nước trong việc triển khai Basel II và III, một lộ trình phù hợp với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thực trạng hệ thống ngân hàng nói riêng là cần thiết để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả Basel III. Về cơ bản, Basel III là bản bổ sung, nâng cấp các điều kiện, tiêu chuẩn của Basel II. Chính vì vậy, ngay cả khi chưa hoàn thành khuyến nghị của Basel II thì Việt Nam cũng hoàn toàn có khả năng áp dụng Basel III
Với thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, môi trường kinh tế - pháp lý hiện nay, một lộ trình phù hợp diễn ra trong 10 năm từ 2021 - 2030, theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng toàn diện Basel III. Cụ thể:
Bảng 3.7 Lộ trình gợi ý áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel III
Các hạng mục 2021 202220232024202520262027202820292030 I. Các điều kiện vĩ mô
1.1. Duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô 1.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho Basel III 1.3. Hoàn thiện mô hình giám sát ngân hàng
Trang 142
Các hạng mục 2021 202220232024202520262027202820292030
1.4. Phát triển hệ thống xếp hàng tín dụng độc lập
1.5. Hạ tầng CNTT
II. Các điều kiện vi mô
1. Về phía NHTM
2.1. Chuyển đổi tập quán quản trị rủi ro 2.2. Vấn đề nguồn nhân lực
2.3. Hoàn thiện các kỹ thuật
2.4. Khả năng tài chính của ngân hàng Về phía NHNN
2.5. Nhận dạng D-SIBs
2.6. Vấn đề sử dụng cặp (Tỷ lệ đòn bẩy, CAR)
2.7. Vấn đề quản lý RRTK
2.8. Vấn đề chính sách phân phối lợi nhuận 2.9. Vấn đề sử dụng chỉ số Tín dụng/GDP 2.10. Vấn đề xác định mô hình rủi ro và độ căng thẳng
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Đối với đảm bảo các điều kiện kinh tế vĩ mô
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
Cần xử lý vấn đề ngân sách và nợ công cũng như tái cơ cấu thành công khu vực doanh nghiệp. Đây là vấn đề phức tạp cần có lộ trình rất cụ thể. Đối với các yêu cầu ổn định vĩ mô khác, đặc biệt tập trung đảm bảo duy trì lạm phát cơ bản quanh mức 3% nhằm ổn định tiền tệ. Hơn thế, phải giảm thiểu vấn đề đô la hóa, lành mạnh cán cân thanh toán, tránh tối đa các cú sốc từ bên ngoài. Thời gian thực hiện cần tối thiểu 5 năm như Dự thảo đề án Đô la hóa.
Trang 143
Hoàn thiện khung pháp lý
Các quy định trong Hiệp ước Basel rất phức tạp, được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm phát triển và cơ sở hạ tầng của các thị trường tài chính phát triển, vì vậy, có những nội dung không phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ngoài ra, việc áp dụng đầy đủ quy định tại Hiệp ước vốn Basel II&III sẽ rất phức tạp và không khả thi, do đó, để triển khai thành công Basel II tại Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh về nội dung và lộ trình phù hợp. Quá trình tiến đến thực hiện đầy đủ quy định tại Hiệp ước vốn Basel II&III ở các nước không giống nhau, không thể “bê nguyên” mô hình của các nước đã triển khai thành công vào áp dụng tại Việt Nam, vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý phải có những nghiên cứu cụ thể, cẩn trọng để xây dựng lộ trình phù hợp.
Cần hoàn thiện khung pháp Basel III và bổ sung một số quy định của Basel III mà Việt Nam có thể áp dụng, cụ thể là, sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cùng với hệ số CAR để quan sát mức độ đủ vốn, vấn đề quản lý RRTK và chính sách phân phối lợi nhuận cũng như sử dụng mô hình độ căng trong đánh giá NHTM. Phấn đấu đến năm 2019, Việt Nam áp dụng đầy đủ các khuyến nghị của Basel II & III.
Hoàn thiện mô hình giám sát
Mô hình giám sát tài chính cần đảm bảo các mục tiêu đề ra đối với hệ thống giám sát tài chính, bao gồm: (1) Ổn định hệ thống tài chính và giám sát toàn diện TTTC; (2) Đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính; (3) Bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm tài chính; và (4) Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên TTTC. Mô hình được ưa chuộng hiện nay chính là mô hình giám sát tài chính hợp nhất (GSTCHN). Mô hình này cũng ảnh hưởng việc giám sát tính liên thông giữa các thị trường cũng như giám sát hiệu quả các tập đoàn tài chính và sản phẩm tài chính có tính phức tạp cao. Cụ thể, theo khuyến nghị của Basel III, mô hình GSTCHN chỉ bao gồm một cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các trung gian và thị trường thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm và đặc biệt sẽ giám sát hiệu quả các tập đoàn tài chính cũng như các ngân hàng đa năng. Cơ quan này thực hiện chức năng giám sát theo các khuyến nghị của Basel II & III.
Trang 144 CQGSTC hợp nhất hoạt động độc lập với tư cách là cơ quan ngang bộ nên được xác định trên nền tảng của cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam. Theo đó, sẽ tích hợp UBGSTCQG, Cục QLGS Bảo hiểm của Bộ Tài chính, Vụ GSTT thuộc UBCKNN và Vụ Ổn định Tài chính và Tiền tệ thuộc NHNN Việt Nam về CQTTGSNH. Điều này bắt nguồn từ 02 lý do: (1) Hệ thống NHTM chiếm tới 92% tổng tài sản các định chế tài chính; và (2) CQTTGSNH là đơn vị có thực lực mạnh nhất và hơn hẳn các đơn vị còn lại trong mạng lưới giám sát tài chính hiện tại ở Việt Nam. Như vậy, trong tương lai, CQGSTC hợp nhất (sau đây đề tài sẽ gọi là cơ quan giám sát tài chính quốc gia (CQGSTCQG) chính là tổ chức sẽ triển khai Basel II&III tại Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và điều kiện cơ sở vật chất
Để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, trước tiên, CQGSTCQG cần sớm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế (bao gồm theo các khuyến nghị Basel II&III). Hoạt động này sẽ giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả trong hoạt động giám sát của các phòng chuyên môn thuộc CQGSTCQG. Các chỉ tiêu này sẽ được luật hóa để trở thành yêu cầu bắt buộc thực hiện và từ đó trở thành những tham số quan trọng nhất trong hệ thống công nghệ thông tin hợp nhất. Theo kinh nghiệm quốc tế, khoảng thời gian này thường kéo dài trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, nếu rút ngắn được khoảng thời gian này sẽ sớm làm tăng hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính hợp nhất.
Về cơ sở vật chất và trụ sở, CQGSTCQG phải được tổ chức ở Trung ương và các địa phương nhằm đảm bảo sự giám sát toàn diện và liên tục đối với các diễn biến trên thị trường tài chính trên toàn bộ lãnh thổ Việt nam. Nội dung này cũng cần được thực hiện trong 3 năm giai đoạn 2023-2025.
Phát triển hệ thống XHTD độc lập
Quá trình triển khai Basel III đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức xếp hạng độc lập trong việc xác định rủi ro của tài sản tài chính, giao dịch hoặc đối tác. Tuy nhiên, tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp hoặc tài sản tài chính không được xếp hạng. Điều này dẫn
Trang 145 tới khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá và định giá khách hàng. Hơn thế nữa, Hiệp ước Basel III cũng giao cho cơ quan quản lý xem xét, đánh giá việc các ngân hàng có đủ tiêu chuẩn sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để phân loại, đánh giá xác suất vỡ nợ của khách hàng. Tuy nhiên, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chưa có đủ nguồn nhân lực có đủ trình độ và kinh nghiệm để đánh giá, thẩm định hệ thống đánh giá rủi ro của các ngân hàng.
Phát triển hạ tầng CNTT
Hạ tầng công nghệ thông tin cũng là một thách thức không nhỏ của dự án triển khai Basel II tại Việt Nam. Để triển khai đầy đủ và thành công dự án Basel III, yêu cầu về tính hiện đại, phù hợp và tích hợp của công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đáng tin cậy, chính xác và có chất lượng. Yêu cầu này cần phải được đáp ứng ngay từ khi ngân hàng bắt đầu đi vào thực hiện dự án nhằm đáp ứng được các yêu cầu thu thập, làm sạch, làm giàu và phân tích dữ liệu, thu hẹp khoảng cách, khớp nối và đối chiếu dữ liệu đưa vào hệ thống, đồng thời phải đáp ứng được việc chuẩn hoá dữ liệu, thiết kế quy trình, mức độ linh hoạt trong hệ thống để có khả năng chỉnh sửa, nâng cấp ở thời điểm cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu về “độ dày” dữ liệu (tối thiểu là 5 năm) và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Đối với đảm bảo các điều kiện vi mô
Chuyển đổi tập quán quản trị rủi ro
Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi tập quán quản trị rủi ro. Hiện nay, các TCTD Việt Nam mới đang bước đầu xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Việc triển khai Basel III là thực hiện quản lý vốn trên cơ sở rủi ro, là một cấu phần của chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng, do đó việc triển khai Basel II có thể làm thay đổi phương thức kinh doanh của ngân hàng khi mà các quyết định kinh doanh phải dựa trên đánh giá rủi ro. Việc thay đổi này không chỉ đối với khối quản trị rủi ro của ngân hàng mà đòi hỏi có sự tham gia sâu của lãnh đạo cấp cao trong chiến lược kinh doanh
Trang 146 chung của ngân hàng và có sự tham gia toàn diện của tất cả các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh, tài chính, IT, nhân sự, đào tạo, truyền thông, vận hành... Trên thực tế, dự án triển khai Basel III tại nhiều ngân hàng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các lãnh đạo cấp cao, vì vậy cần có khoảng thời gian chuyển giao để thay đổi văn hóa quản trị rủi ro của các ngân hàng trong nước - chuyển từ văn hóa các quyết định tín dụng dựa trên quan hệ sang dựa trên các tiêu chí đánh giá khách quan như sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng, các nguyên tắc quản trị rủi ro…Đồng thời, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đánh giá để triển khai thành công Basel III, nhân lực đòi hỏi phải thực sự chuyên nghiệp, thông qua quá trình học hỏi, đào tạo lâu dài, không có một sổ tay hay tài liệu nào hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cho việc triển khai Basel III mà phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng ngân hàng ở mỗi quốc gia cụ thể. Việc đào tạo cho nhân viên của các phòng, ban, bộ phận trong ngân hàng nhất thiết nên tiến hành hàng năm, đáp ứng yêu cầu đề ra của Basel. Đồng thời, việc truyền thông Basel II cũng như đào tạo, cần có biện pháp từ trên xuống dưới, xây dựng tài liệu cụ thể để chia sẻ kiến thức giữa các phòng, ban, đơn vị trong ngân hàng.
Vấn đề nguồn nhân lực
Đối với đào tạo đội ngũ chuyên gia, các NHTM phải đảm bảo phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc chuyển đổi áp dụng các kỹ thuật Basel III. Đối với việc áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro, các NHTM cần có lộ trình phát triển và quản lý các kỹ thuật này cho đến trước khi Việt Nam chính thức áp dụng Basel III.
Hoàn thiện các kỹ thuật
Như trên đã trình bày, theo kinh nghiệm của các quốc gia, trước khi áp dụng phương pháp IRB, các quốc gia thường phải trải qua 2 đến 3 năm áp dụng phương pháp SA. Trường hợp Việt Nam, với điều kiện hiện tại, khoảng thời gian 2 năm áp dụng SA là hợp lý. Cùng thời gian này, các NHTM có thể áp dụng phương pháp BIA đối với RRHĐ. Đối với áp dụng IRB, các NHTM Việt Nam có thể dựa theo kinh nghiệm các NHTM Mỹ với việc áp dụng IRB cơ bản 3 năm trước khi áp dụng IRB tiên tiến. Đồng thời với áp dụng IRB tiên
Trang 147 tiến các NHTM có thể áp dụng phương pháp AMA trong đo lường RRHĐ. Trong giai đoạn 2025 - 2030, các NHTM phải liên tục hoàn thiện kỹ năng quản trị RRTK và rủi ro thị trường. Bởi trong một môi trường luôn bất định như hiện nay, các vấn đề về thanh khoản, biến động lãi suất, biến động tỷ giá sẽ luôn là mối lo ngại thường trực đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Khả năng tài chính của ngân hàng
Dự án triển khai Chuẩn mực vốn Basel II&III đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Trung quốc của E&Y, chi phí thực hiện rất khác nhau giữa các ngân hàng và phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng, khoảng 10 - 15 triệu USD để triển khai áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II và số tiền tương tự cho Basel III (gồm mô hình PD doanh nghiệp và quản trị, mô hình PD/LGD/EAD cá nhân và quản trị, mô hình LGD/EAD doanh nghiệp, chi phí đánh giá độc lập các mô hình, chi phí phát triển hệ thống IT). Tuy nhiên, mức chi phí này chưa bao gồm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Nếu tính thêm 2 loại rủi ro này thì tổng chi phí của của top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới là xấp xỉ từ 25-30 triệu USD (theo báo cáo điều tra của EY). Do các ngân hàng Việt Nam hiện tại chủ yếu là các ngân hàng bán lẻ và quy mô nhỏ, rủi ro chủ yếu tập trung vào rủi ro tín dụng, chi phí ước tính sẽ thấp hơn: đối với nhóm các ngân hàng hàng đầu Việt Nam khoảng 7,5 triệu USD. Như vậy, với một ngân hàng với mức vốn điều lệ cao nhất hiện nay của Việt Nam thì chi phí thực hiện cho dự án Basel II đã chiếm 0.42% vốn điều lệ, trong khi đối với một ngân hàng quy mô nhỏ với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng thì dự án này đã tiêu tốn tới 5,25% vốn điều lệ. Vì vậy, việc xem xét triển khai dự án Basel cần phải được Ban lãnh đạo cấp cao, cổ đông và toàn thể cán bộ nhân viên đồng thuận để có định hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp và chấp nhận các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai.
Về việc thực hiện kỷ luật thị trường theo thụ cột 3 của Basel
Việc thực hiện trụ cột 3 của Basel II sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải có các kho dữ liệu, tăng cường thu thập và công bố thông tin. Các thành viên trên thị trường có điều kiện
Trang 148 đánh giá tốt hơn thông tin về mức độ rủi ro và quy mô vốn của ngân hàng, có hành động hữu hiệu buộc ngân hàng phải có các biện pháp cải thiện khi tình hình tài chính của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Khi có dữ liệu đầy đủ, ngân hàng đánh giá rủi ro và dự báo những tổn thất tốt hơn và chính xác hơn, do đó các ngân hàng có thể phản ứng kịp thời hơn. Hoạt động của các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cũng hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hơn nữa mức độ ổn định của từng ngân hàng nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung.
Kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, các văn bản luật pháp liên quan đến việc minh bạch hóa thông tin của các NHTM được quy định rõ ràng và bám sát các nội dung của trụ cột 3 trong Basel II. Ở Nhật Bản, các ngân hàng phải thực hiện công bố thông tin theo Luật Ngân hàng, Luật Doanh nghiệp và Pháp lệnh riêng của FSA. Phụ lục số 5 trong Quy tắc vốn mới của Trung Quốc cũng có các quy định công bố thông tin