Kinh nghiệm về kế hoạch triển khai Basel III tại Malaysia

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 98 - 101)

Xác định tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế

Đối với các NH Malaysia, hầu như không có thách thức gì trong việc đáp ứng các tỷ lệ theo yêu cầu của Basel III, tỷ lệ trung bình của các NH Malaysia đều cao hơn mức yêu cầu. xu hướng chung, tỷ lệ vốn hiện hành cho thấy rằng, hầu hết vốn do các NH nắm giữ là vốn cấp 1, trong đó vốn cổ phần thường chiếm tỷ trọng lớn.

Xác định chính sách phân chia lợi nhuận

Các NHTM Malaysia luôn hoạt động ở mức trên những yêu cầu tối thiểu. Hầu hết các NHTM Malaysia luôn duy trì tỷ lệ vốn trên mức yêu cầu tối thiểu của basel III, bao gồm cả tấm đệm bảo toàn vốn. BCBS dự đoán rằng những tiêu chuẩn vốn sẽ có tác động dài hạn tới nền kinh tế toàn cầu và lợi ích của việc có một hệ thống ngân hàng vững chắc hơn. Với một tỷ lệ vốn dồi dào và triển vọng kinh tế, các ngân hàng Malaysia có lợi thế trong việc thực hiện Basel III trước kế hoạch và chuyển sang mức vốn cao hơn mức yêu cầu tối thiểu theo yêu cầu của ủy ban Basel.

Trong khi các quốc gia chú trọng hơn tới vốn cổ phần thường trong quy chuẩn mới, hầu hết các NH Malaysia nắm giữ vốn cổ phần thường là chủ yếu trong tổng nguồn vốn do việc duy trì lợi nhuận thận trọng của các NH Malaysia. Trong thập kỷ vừa qua, khoảng 58% vốn mới của các NH Malaysia tăng lên là do dự trữ và lợi nhuận dữ lại. Do vậy, các NH Malaysia không phải đối mặt với vấn đề duy trì mức vốn lớn.

Bảng 2.16 Mức yêu cầu vốn tối thiểu và tỷ lệ vốn tại Malaysia tháng 12/2011 (%)

Cổ phần thường Vốn cấp 1 Tổng vốn

Mức yêu cầu tối thiểu 4.5 6.0 8.0

Mức yêu cầu tối thiểu + tấm đệm vốn 7 8.5 10.5

Hệ thống NH Malaysia (ước tính) 9 9 13.2

Nguồn: SEACEN

Dựa trên những nghiên cứu của các chuyên gia Malaysia, các NH Malaysia đang hoạt động ở mức gấp đôi mức yêu cầu vốn cổ thường trong vốn cấp 1 (CET1) do duy trì

Trang 97 một lượng lợi nhuận giữ lại. Tỷ lệ là cao hơn mức yêu cầu tối thiểu ngay cả sau khi đã cộng tấm đệm vốn. Như vậy, các NH Malaysia đã đáp ứng những yêu cầu của Basel III, thậm chí ở mức cao hơn yêu cầu tối thiểu theo Basel III.

Xác định vốn tự có thực

Hệ thống NH Malaysia duy trì vốn hóa với RWCR và CCR tương ứng là 15.2% và 13.4% vào cuối năm 2012. Trên thực tế, các ngân hàng đang hoạt động ở mức trên mức yêu cầu tối thiểu RWCR là 8%. Điều này cho thấy tổng vốn vượt mức của yêu cầu tối thiểu là lớn hơn 86 tỷ RM.

Hình 2.7 Tỷ trọng vốn có rủi ro của hệ thống

NH Malaysia giai đoạn 2008-2012

Nguồn: NHTW Malaysia

Hình 2.8 Tỷ trọng vốn có rủi ro theo nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012

Nguồn: NHTW Malaysia

Lượng vốn vượt mức này là xu hướng chung cho các NH Malaysia trong một vài năm vừa qua. Nói chung, hệ thống NH đang hoạt động với tỷ lệ vốn trên 15% trong 4 năm qua, gần gấp đôi mức yêu cầu tối thiểu là 8%. Thậm chí năm 2008, đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống ngân hàng Malaysia ghi nhận RWCR trung bình là 13.1%, tương ứng với khoảng 47 tỷ RM lượng vốn đệm bổ sung trên mức yêu cầu tối thiểu.

Xu hướng ngày đựa duy trì trong những năm vừa qua do các ngân hàng thận trọng trong việc duy trì lợi nhuận của mình. Trong thập kỷ qua, khoảng 58% vốn mới của các NH ở Malaysia có thể tăng dự trữ và lợi nhuận giữ lại. Những nỗ lực của các BNM đã được thể hiện rõ nét trong chính sách cổ tức, điều này được thể hiện rõ nữa thông qua các kiểm tra về độ căng cũng như những giám sát về an toàn vốn, phương thức quản lý vốn và khuôn

11 12 13 14 15 16 2008 2009 2010 2011 2012 0 20 40 2008 2009 2010 2011 2012 NHTM Nh hồi giáo NH đầu tư

Trang 98 khổ giám sát tài sản cơ sở có rủi ro nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động ở mức vốn tương ứng với tài liệu rủi ro và mục tiêu tăng trưởng trong hoạt động.

Đối với các NH Malaysia, hầu như không có thách thức gì trong việc đáp ứng các tỷ lệ theo yêu cầu của Basel III, trung bình, các tỷ lệ của các NH Malaysia đều cao hơn mức yêu cầu. xu hướng chung, tỷ lệ vốn hiện hành cho thấy rằng, các NH nắm giữ hầu hết vốn do các NH nắm giữ là vốn cấp 1, trong đó cổ phần thường chiếm tỷ trọng lớn.

Trang 99

THỰC TIỄN ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL Ở VIỆT NAM

Chương 3 đề cập đến thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn Basel ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về hành lang pháp lý cho việc triển khai tại các các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, nhóm cũng tiến hành đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những khó khăn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)