Xác định tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 50 - 55)

Trên thực tế, nền kinh tế với lần lượt các giai đoạn phục hồi, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái là một vấn đề có tính chu kỳ. Một trong những nhân tố làm suy yếu khả năng phục hồi sau cuộc khủng hoảng là do sự khuếch đại cú sốc tài chính diễn ra trong hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính cũng như trong toàn bộ nền kinh tế. Do doanh số các khoản

Trang 49 vay liên tục gia tăng, nếu bong bóng giá tài sản bị vỡ hoặc nền kinh tế rơi vào suy thoái, chất lượng các khoản cho vay sẽ nhanh chóng sụt giảm. Thiếu hụt dòng tiền từ thu hồi nợ khiến vấn đề trầm trọng hơn, đẩy nền kinh tế thực chìm sâu hơn với sự sụt giảm giá trị tài sản và tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Những ảnh hưởng trên đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần bổ sung thêm vốn tự có để phòng chống rủi ro trong những giai đoạn trên.

Việc tăng trưởng tín dụng quá mức của hệ thống ngân hàng thời kỳ trước đã làm trầm trọng hơn giai đoạn suy thoái như những gì toàn thế giới chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007. Xu thế đưa ra quyết định phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế của các nhân tố tham gia thị trường được bổ sung bởi các tiêu chuẩn hoạch toán tài sản theo giá thị trường, các khoản cho vay đáo hạn và sự hình thành đòn bẩy tài chính giữa các tổ chức tài chính, công ty, người tiêu dùng. Nhằm hạn chế tình trạng tương tự xảy ra trong tương lai cũng như tăng cường khả năng hấp thụ những cú sốc kinh tế của hệ thống NHTM và giảm nguy cơ đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia nói chung, ủy ban Basel đã nghiên cứu và đưa ra những quy định về tấm đệm rủi ro cho ảnh hưởng có tính chu kỳ của nền kinh tế. Cơ sở của đề xuất là bắt nguồn từ nghịch lý rằng tồn tại rất nhiều NHTM hoạt động kém hiệu quả với những khoản nợ xấu lớn và tài sản mất giá trị từ cuộc khủng hoảng vẫn duy trì mức phân phối cổ tức lớn cho cổ đông, do vậy, các NHTM này cần phân phối lại nguồn vốn và các khoản thu nhập cũng như xử lý các khoản nợ xấu. Tấm đệm phòng ngừa rủi ro có tính chu kỳ của nền kinh tế phải đáp ứng các yếu tố sau:  NHTW hoặc cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng tín

dụng và các chỉ số khác báo hiệu sự hình thành rủi ro của toàn hệ thống cũng như thực hiện đánh giá rủi ro của việc tăng trưởng tín dụng quá mức. Dựa trên đánh giá này, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định yêu cầu tối thiểu về tấm đệm rủi ro và có thể thay đổi tỷ lệ phụ thuộc vào mức độ rủi ro cao hay thấp.

 Các ngân hàng hoạt động quốc tế sẽ xem xét phân bố rủi ro tín dụng từng khu vực tư nhân và tính toán tấm đệm vốn có rủi ro do chu kỳ, được xác định bằng bình quân của các yêu cầu tối thiểu đang được áp dụng tại các nước mà chi nhánh ngân hàng đang hoạt động.

Trang 50

đệm tài chính. NHTM sẽ bị giới hạn khả năng hoạt động nếu không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu này.

Tấm đệm chống rủi ro chu kỳ không chỉ bảo vệ hệ thống ngân hàng khỏi những khoản thua lỗ do tăng trưởng cho vay quá mức trong giai đoạn kinh tế bình thường mà còn đảm bảo các khoản dự phòng sẵn sàng trong suốt thời kỳ căng thẳng. Điều quan trọng hơn, với quy định này, khi các khoản tín dụng được bổ sung với tốc độ nhanh, tấm đệm chống rủi ro chu kỳ có thể làm tăng chi phí tín dụng và có tác dụng giống như một “cái phanh” đối với các khoản cho vay của ngân hàng. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các NHTM có thể mở rộng tín dụng đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Mỗi cơ quan giám sát tài chính của các quốc gia có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức độ tăng trưởng tín dụng quá mức. Với những yêu cầu trên, ủy ban Basel đề xuất mức độ vốn đệm phòng chống rủi ro chu kỳ trong khoảng từ 0 - 2,5% tùy thuộc vào từng chu kỳ của kinh tế. Yêu cầu này sẽ được tăng lên khi những yếu tố rủi ro hệ thống có xu hướng tăng và ngược lại, giảm bớt khi những yếu tố rủi ro hệ thống có xu hướng giảm. Để các ngân hàng

có thời gian điều chỉnh vốn tự có, cơ quan giám sát tài chính sẽ phải công bố trước các quy định về yêu cầu liên quan đến tấm đệm chống rủi ro chu kỳ trước 12 tháng.

Tấm đệm dự phòng rủi ro có tính chu kỳ là yêu cầu bổ sung cấp thiết cho các NHTM khi mức tăng trưởng tín dụng trở nên vượt quá giới hạn bền vững và việc yêu cầu tấm đệm vốn tự có chống rủi ro chu kỳ để giảm thiểu các khoản thiệt hại bắt nguồn từ chu kỳ kinh tế cũng chính là đột phá mới của Basel III.

Bảng 2.2 thể hiện tỷ lệ vốn dự trữ tối thiểu một ngân hàng cần phải đạt được ở các cấp khác nhau của tỷ lệ vốn cổ phần phổ thông bậc 1. Ví dụ, một ngân hàng với tỷ lệ vốn bậc 1 trong khoảng 25% - 50% của tấm đệm vốn được yêu cầu phải để dành 80% thu nhập trong năm tài chính đó (chi tiêu không quá 20% cho cổ tức, mua lại cổ phần, và chia các khoản hoa hồng khác). Nếu ngân hàng muốn thanh toán vượt quá mức giới hạn này, ngân hàng phải tăng vốn bằng với lượng tiền chi tiêu quá mức quy định.

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn dự trữ vốn tối thiểu cho ngân hàng cá nhân

Trang 51

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Bảng 2.3 đưa ra tỷ lệ bảo toàn vốn thấp nhất mà ngân hàng phải đạt được tại các mức tỷ lệ vốn cổ phần thông thường cấp 1 khác nhau khi các ngân hàng tuân theo yêu cầu về tấm đệm chống rủi ro chu kỳ ở mức 2.5%.

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn dự trữ vốn thấp nhất cho ngân hàng khi tuân thủ theo yêu cầu vốn phòng rủi ro chu kì ở mức 2,5%

Vốn cấp I

(Gồm các loa ̣i vốn hấp thụ các khoản lỗ khác)

Tỉ lê ̣ dự trữ vốn thấp nhất

(được thể hiê ̣n bằng phần trăm thu nhâ ̣p)

4.5% - 5.75% 100%

> 5.75% - 7.0% 80%

> 7.0% - 8.25% 60%

> 8.25% - 9.5% 40%

> 9.5% 0%

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

HỘP 1 TỶ LỆ ĐÒN BẨY THEO BASEL 3

3 Ủy ban sẽ xem xét la ̣i các kiến nghị về việc bổ sung các loa ̣i vốn khác vào trong cách tính. Tuy nhiên, cho tới khi Ủy ban đưa ra hướng dẫn bổ sung, tấm đê ̣m vốn phòng rủi ro chu kì sẽ được tính chỉ với Vốn cấp 1.

(bao gồm các loa ̣i vốn hấp thụ toàn bô ̣ khoản lỗ khác)3

(được thể hiê ̣n bằng % thu nhâ ̣p)

Đạt mức 0-25% của tấm đệm 100%

Đạt mức 25-50% của tấm đệm 80%

Đạt mức 50-75% của tấm đệm 60%

Đạt mức 75-100% của tấm đệm 40%

Trang 52

Tỷ lệ đòn bẩy

1. Hiệp ước Basel III đã thiết kế một tỷ lệ đòn bẩy đơn giản, minh bạch, phi rủi ro để hỗ trợ cho việc xác định các yêu cầu về vốn dựa trên mức độ rủi ro.

2. Tỷ lệ đòn bẩy được dùng để (i) hạn chế việc sử dụng đòn bẩy quá lớn trong lĩnh vực ngân hàng mà có thể dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung; và (ii) Củng cố các yêu cầu đánh giá rủi ro với một phương pháp đơn giản, độc lập.

3. Ủy ban cho rằng một cách đo tỷ lệ đòn bẩy đơn giản là rất quan trọng và hỗ trợ cho việc xác định vốn dựa trên rủi ro, và tỷ lệ đòn bẩy phải thể hiện đầy đủ cả các yếu tố tác động ở bên trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

Định nghĩa và các yêu cầu tối thiểu

4. Tỷ lệ đòn bẩy được định nghĩa là hệ số giữa thang đo vốn chủ sở hữu (phần tử số) và thang đo rủi ro (phần mẫu số). Hệ số này được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%).

𝑇ỷ 𝑙ệ đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 =𝑇ℎ𝑎𝑛𝑔 đ𝑜 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑇ℎ𝑎𝑛𝑔 đ𝑜 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 × 100%

5. Thang đo vốn chủ sở hữu chính là Vốn cấp 1 - bao gồm các khoản mục vốn cấp 1 thông thường và/hoặc các khoản mục vốn Cấp 1 bổ sung (định nghĩa trong các đoạn từ 49 đến 96 của Hiệp ước Basel III). Nói cách khác, tại bất kỳ thời điểm nào, cách xác định thang đo Vốn cấp 1 được áp dụng theo khung đo lường rủi ro được quy định tại thời điểm đó. Các thang đo rủi ro được định nghĩa trong các mục từ 20 đến 59 của Hiệp ước.

6. Thang đo vốn và thang đo rủi ro sẽ được tính toán vào cuối mỗi quý. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự chấp thuận giám sát, các ngân hàng có thể sử dụng khoảng thời gian đo lường ngắn hơn (ví dụ như trung bình ngày hoặc tháng) nhưng phải đảm bảo tính nhất quán. 7. Các ngân hàng phải luôn giữ tỷ lệ đòn bẩy ở mức tối thiểu là 3%.

8. Ngoài ra, các ngân hàng có hệ thống toàn cầu (G-SIB) ngoài việc đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu thì phải đáp ứng thêm yêu cầu về tỷ lệ vốn bổ sung được tính riêng cho các G-SIB (được gọi là mức dự phòng vốn bổ sung G-SIB).

Trang 53 9. Mức dự phòng vốn bổ sung G-SIB sẽ được yêu cầu tối thiểu là 50% tính trên tỷ lệ yêu cầu vốn tối thiểu. Ví dụ, một G-SIB có tỷ lệ yêu cầu vốn tối thiểu là 2% sẽ phải đáp ứng thêm tỷ lệ vốn bổ sung là 1%.

10. Cấu trúc của mức dự phòng vốn cho tỷ lệ đòn bẩy cũng tương tự như mức dự phòng vốn trong khung xác định trọng số rủi ro. Như vậy, mức dự phòng vốn cho tỷ lệ đòn bẩy sẽ bao gồm tỷ lệ an toàn vốn thiểu được xác định cho các loại rủi ro. Các G-SIB không đáp ứng được các yêu cầu về tỷ lệ vốn bổ sung thì phải chịu các ràng buộc về mức bảo toàn vốn tối thiểu theo quy định.

11. Các ràng buộc về mức bảo toàn vốn tối thiểu áp dụng cho G-SIB sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn cấp 1 (CET1) và tỷ lệ đòn bẩy của G-SIB. Có ba trường hợp như sau (i) Một G-SIB đáp ứng cả hai yêu cầu về vốn (CET tối thiểu là 4,5%, tỷ lệ vốn bổ sung là 2,5%) và yêu cầu tỷ lệ đòn bẩy Cấp 1 (tối thiểu 3%) sẽ không chịu các ràng buộc về mức bảo toàn vốn tối thiểu; (ii) Một G-SIB không đáp ứng một trong các yêu cầu này sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo tồn vốn tối thiểu; (iii) Một G-SIB không đáp ứng cả hai yêu cầu sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo toàn vốn tối thiểu ở mức cao hơn được gắn với yêu cầu vốn hoặc tỷ lệ đòn bẩy có trọng số rủi ro.

(Trích Bản dịch Hiệp ước Basel III)

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)