Đối với nâng cao năng lực cơ quan giám sát nhằm đảm bảo an toàn hệ thống

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 104 - 106)

hàng

Với 25 nguyên tắc căn bản, ủy ban Basel hướng dẫn thanh tra hoạt động ngân hàng việc kiểm tra kiểm soát, quản lý rủi ro, quản lý tính minh bạch và độ tin cậy của hoạt động kiểm tra kiểm soát về các rủi ro ngân hàng. Cụ thể, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc xử lý rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng, RRHĐ và RRTD (thử khả năng chống đỡ các tình huống xấu, định nghĩa về tình trạng không trả được nợ, rủi ro liên quan đến phân chia tài sản để trả nợ sau khi doanh nghiệp phá sản, rủi ro tập trung tín dụng và chứng khoán hóa).

Hiệp ước Basel cũng định hướng các cơ quan thanh tra không chỉ nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ vốn để chống đỡ lại tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn nhằm khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn trong việc kiểm soát và quản lý các rủi ro. Hiệp ước Basel II cũng chỉ rõ các

Trang 103 NHTW có trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng đang ước tính nhu cầu vốn tương ứng với rủi ro của họ như thế nào, với chất lượng và hiệu quả ra sao, đồng thời có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Điều này nhằm tăng cường đối thoại giữa các ngân hàng và các NHTW sao cho khi có vấn đề phát sinh, các biện pháp xử lý nhanh chóng và dứt khoát có thể được thực hiện nhằm giảm rủi ro hoặc thu hồi vốn. Theo đó, có thể các NHTW sẽ mong muốn tập trung sự chú ý nhiều hơn vào những ngân hàng có đặc điểm về rủi ro hay lịch sử hoạt động cho thấy chúng phải được đặt dưới sự giám sát đặc biệt như vậy. Hiệp ước Basel II và Basel III gợi ý mối quan hệ tồn tại giữa lượng vốn ngân hàng nắm giữ để phòng chống rủi ro và chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý rủi ro và các quy trình quản lý nội bộ của ngân hàng. Hơn thế, hiệp ước Basel cũng nhấn mạnh không nên coi lượng vốn tăng thêm là biện pháp duy nhất để đối phó với những rủi ro tăng thêm của ngân hàng. Có một số biện pháp khống chế các rủi ro khác cũng cần được xem xét như: áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng mức dự phòng và tỷ lệ dự trữ, tăng năng lực kiểm soát nội bộ. Những gợi ý cho hoạt động giám sát được thể hiện khá rõ nét trong Trụ cột thứ 2 của hiệp ước Basel II. Theo đó, có bốn vấn đề quan trọng được giải quyết trong Trụ cột thứ 2 liên quan đến những đổi mới trong hoạt động thanh tra giám sát các ngân hàng: (i) Những loại rủi ro chưa được giải quyết tại Trụ cột thứ nhất, ví dụ rủi ro tập trung tín dụng; (ii) Những yếu tố chưa được đề cập đến tại Trụ cột thứ nhất, ví dụ rủi ro lãi suất, rủi ro chiến lược; (iii) Những yếu tố bên ngoài nhưng có ảnh hưởng đến ngân hàng, ví dụ tác động của chu kỳ kinh doanh; (iv) Đánh giá sự phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu và những yêu cầu về công khai thông tin của những phương pháp tiên tiến hơn trong trụ cột 1, cụ thể là khung quy định của IRB đối với RRTD và những cách tiếp cận đo lường AMA đối với tính toán RRHĐ. Các cơ quan chủ quản phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên được đảm bảo, trở thành các tiêu chí cần thoả mãn và được thực hiện liên tục.

Như vậy, với Trụ cột 2, hiệp ước Basel đưa ra một loạt các hướng dẫn chi tiết, trong đó nêu rõ sự cần thiết về phía ngân hàng phải đánh giá vốn trong mối tương quan với mức độ rủi ro chung của mình, và về phía cơ quan thanh tra, phải xem xét kết quả đánh giá này và có những biện pháp thích hợp trong trường hợp cần thiết. Mục đích của việc này là nhằm không những đảm bảo ngân hàng có đủ vốn để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh,

Trang 104 mà còn khuyến khích ngân hàng xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn. Quan hệ tương tác qua lại như vậy sẽ góp phần tăng cường hơn nữa đối thoại tích cực giữa ngân hàng và cơ quan quản lý, từ đó có thể nhanh chóng xác định những vấn đề tiềm ẩn và nhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để giảm rủi ro hoặc khôi phục nguồn vốn.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)