Đánh giá quá trình áp dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 129 - 133)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (gọi tắt là TT41) thay thế cho thông tư số 36/2014/TT-NHNN (gọi tắt là TT31) quy định tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, cách thức xác định tỷ lệ an toàn vốn của từng tổ chức tín dụng được áp dụng theo tiêu chuẩn của Ủy ban Basel (Basel II và các tài liệu cập nhật), cụ thể:

CAR = C

𝑇𝑆𝐶𝑅𝑅 × 100 % = 𝐶

𝑅𝑊𝐴+12,5(𝐾𝑂𝑅+𝐾𝑀𝑅)× 100 % (3.1)

Trong đó C là vốn tự có; TSCRR là tài sản có rủi ro; RWA là tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; 𝑲𝑶𝑹 là vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; 𝑲𝑴𝑹 là Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Như vậy, TSCRR theo quy định tại TT41 được tính toán chi tiết theo các cấu phần là tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Phương pháp này yêu cầu các ngân hàng phải xác định đúng loại giảm thiểu rủi ro được công nhận, với các điều kiện chặt chẽ như thời gian còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, điều kiện về tính thanh khoản, đối tượng phát hành, hệ số tín nhiệm tương ứng của đối tượng phát hành…đối với tài sản đảm bảo. Trong khi đó, việc xác định TSCRR theo TT36 lại có phần đơn giản hơn vì chủ yếu dựa trên hệ số rủi ro của từng loại tài sản. Quy định mới (TT41) đã khiến cho TSCRR của các ngân hàng tăng lên đáng kể. Hình 3.2 minh họa sự thay đổi TSCRR của các ngân hàng trước và sau khi áp dụng TT41.

Trang 128

Hình 3.2 Chênh lệch tài sản có rủi ro ước tính theo TT36 và TT41 của các NHTM (31/12/2015)

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

 Mặt khác, việc xác định vốn tự có theo TT41 cũng có sự khác biệt so với TT36 khi quỹ dự phòng tài chính được tính vào vốn cấp 1 thay vì vốn cấp 2 và chỉ tính 75% dự phòng chung vào vốn cấp 2 thay vì 100% như quy định trước đó. Điều này khiến cho vốn tự của các ngân hàng tính lại theo TT41 cũng thay đổi đáng kể so với tính theo TT31 (Hình 3.3).

 Hệ số CAR của các ngân hàng dự kiến áp dụng Basel II theo đó cũng giảm mạnh so với trước do mức điều chỉnh của TSCRR cao hơn nhiều so với mức tăng của vốn tự có (Hình 3.4). Một số ngân hàng sau khi tính lại CAR theo phương pháp mới đã không đảm bảo theo yêu cầu của TT41 (>=8%).

0 200,000 400,000 600,000 800,000

VCB Vietin BIDV VIB VP MSB TCB MB ACB TT36 TT41

Trang 129

Hình 3.3 Chênh lệch vốn tự có ước tính theo TT36 và TT41 của các NHTM (31/12/2015)

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Hình 3.4 Chênh lệch hệ số CAR ước tính theo TT36 và TT41 của các NHTM (31/12/2015)

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000

VCB Vietin BIDV VIB VP MSB TCB MB ACB TT36 TT41 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%

VCB Vietin BIDV VIB VP MSB Tech MB ACB TT36 TT41

Trang 130

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) giai đoạn 2017-2020

Trên cơ sở dữ liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng theo thông tư 31/2013/TT-NHNN đến cuối 2016, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng dự kiến áp dụng Basel II trong giai đoạn 2017-2020 được ước tính dựa trên các giả định sau:

(i) Tốc độ tăng trưởng vốn tự có và tài sản có rủi ro hàng năm của các ngân hàng tính theo TT36 tương tự năm 2016;

(ii) Tốc độ tăng trưởng vốn tự có và tài sản có rủi ro hàng năm của các ngân hàng tính theo phương pháp Basel II (quy định tại TT41) tương tự tốc độ độ tăng trưởng tổng vốn tự có và tài sản có rủi ro tính theo TT36.

Kết quả cho thấy CAR của các ngân hàng vẫn được đảm bảo trên 9% đến năm 2020 nếu tính theo phương pháp cũ (TT36) nhưng có xu hướng giảm mạnh, thậm chí nhiều ngân hàng giảm xuống dưới mức quy định (8%) nếu tính theo phương pháp mới (TT41).

Hình 3.5 Ước tính hệ số CAR của các NHTM theo TT36 giai đoạn 2017-2020

Hình 3.6 Ước tính hệ số CAR của các NHTM theo TT36 giai đoạn 2017-2020

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Như vậy, để đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu quy định tại TT41, gần một nửa trong số các ngân hàng trên phải tăng vốn tự có và (hoặc) điều chỉnh

5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% VCB Vietin BIDV VIB VP MSB Tech MB ACB 2017 2018 2019 2020 5% 10% 15% 20% VCB Vietin BIDV VIB VP MSB Tech MB ACB 2017 2018 2019 2020

Trang 131

giảm tài sản có rủi ro.

Một phần của tài liệu HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ III TỪ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẾN THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)